NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY GẤC (Momordica cochinchinensis) TẠI NGHỆ AN
Abstract
Tóm tắt. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015, tại khu vực nhân giống Gấc của công ty Cổ phần Gấc Tân Thắng thuộc công ty Cổ phần Nafoods Group. Kết quả cho thấy: 1) Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng α-NAA, IAA và IBA xử lý hom Gấc trước khi giâm đã có tác dụng tốt đến sự ra rễ và nảy chồi, rút ngắn thời gian từ giâm hom đến vào bầu 2-6 ngày. Nồng độ xử lý có hiệu quả cao của α-NAA và IAA là 900 ppm, của IBA là 700 ppm. Trong đó, xử lý α-NAA 900 ppm có tác dụng tốt hơn so với các chất và nồng độ khác; 2) Đoạn hom Gấc được sử dụng để giâm tốt nhất là có 1 mắt và đường kính ≥ 1,5cm; 3) Thành phần hỗn hợp vào bầu để giâm hom cây Gấc tốt nhất là 69% đất phù sa + 1% super lân + 20% phân chuồng + 10% trấu hun. Sau khi vào bầu 13 ngày, trong điều kiện chăm sóc tốt, cây giống có thể xuất vườn.
Từ khóa: Hom Gấc, auxin, biện pháp kỹ thuật, nhân giống vô tính.
Abstract. Our research were conducted from January to May, 2015 in nethourse at seedling production place of Tan Thang Gac Joint Stock Company, Nafoods Group. The results showed that: 1) Using α-NAA, IAA and IBA treatment Gac sterms had a positive effect on the rooting and budding, to shorten the time from cuttings into pots 2-6 days. Concentration of highly effective treatment of α-NAA and IAA is 900 ppm, 700 ppm IBA is. α-NAA handle 900 ppm to the best effect; 2) Gac sterms used for cuttings is best to have one germ and ≥ 1.5 cm diameter; 3) In addition, using rootting medium mixture of 69% silt + 1% super phosphate + 20% compost + 10% rice husk obtained the highest of shoot, root and leaves growth. After 13 days into pots, the seedlings can be planting.
Key words: Gac sterm, auxin, cultivated techniques, vegetative propagation.References
Trương Vĩnh Hải (2012). Nghiên cứu ứng dụng quy trình canh tác tổng hợp xây dựng vùng sản xuất Gấc (Momordica cochinchinensis) nguyên liệu tại Đăknông phục vụ chế biến xuất khẩu. Báo cáo tổng kết Dự án KHCN Nông nghiệp vốn vay ADB, Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Thị Hảo (2011). Nghiên cứu nhân giống cây Gấc (Momordica cochinchinensis) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Công nghệ sinh học, Trường ĐH Thái Nguyên.
Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội.
Nguyễn Đình Thi, Trương Hùng Mỹ (2014). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng nhân giống cây sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz). Tạp chí khoa học đại học Huế, tập 91B, số 3 (6/2014), 169-182.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình Sinh lý thực vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Văn Tri (1998). Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
Tuyen C. Kha, Minh H. Nguyen, Paul D. Roach, Sophie E. Parks & Constantinos Stathopoulos (2013). Gac fruit: Nutrient and phytochemical composition, and options for processing. Food Reviews International, 29 (1), 92-106.
Nguyễn Văn Uyển (1995). Phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng. Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Thu Thảo, Phạm Văn Hải, Đậu Thị Hương, Trần Sinh và Nguyễn Đình Thi (2014). Nghiên cứu sử dụng auxin kích thích sự ra rễ phục vụ công tác nhân giống cây hoa cúc ở Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường ĐH và CĐ khối Nông-Lâm-Ngư-Thủy lợi toàn quốc lần thứ 6, ĐH Tây Nguyên 9/2014, 577-583.