NGHIÊN CỨU BỆNH DO NẤM GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định giống nấm gây bệnh trên cá chẽm (Lates calcarifer) bị xuất huyết, lở loét và thử nghiệm khả năng trị bệnh do nấm gây ra trên cá của hydrogen peroxide và PVP iodine. Kết quả nuôi cấy phân lập đã xác định được giống nấm gây bệnh trên cá chẽm là Aphanomyces. Kết quả cảm nhiễm ngược Aphanomyces lên cá chẽm khỏe làm xuất hiện dấu hiệu bệnh lý giống với cá chẽm bị bệnh xuất huyết, lở loét thu ở các lồng nuôi. Cá có các dấu hiệu như bơi lờ đờ, tróc vảy, xuất huyết trên da, gốc vây, lở loét trên thân. Xoang bụng cá không xuất huyết, tích dịch. Gan, lách, thận không có biểu hiện bệnh lý. Kết quả thử nghiệm thuốc trên môi trường nuôi cấy nấm cho thấy hydrogen peroxide ở nồng độ 250 ppm, 300 ppm và PVP iodine nồng độ 0,9 ppm, 1 ppm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng hydrogen peroxide nồng 300 ppm và PVP iodine nồng độ 1 ppm tắm cho cá bị bệnh do nấm Aphanomyces trong 30 phút có hiệu quả trị bệnh.
Từ khóa: Cá chẽm, Aphanomyces, hydrogen peroxide, PVP iodineReferences
Tôn Thất Chất (2010), Hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi cá vược (Lates calcarifer) ở vùng nước lợ tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết dự án khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
FAO (2005), Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thuỷ sản châu Á, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Buendia, R. (1997), Seabass grow-out and marketing: lessons from Australia, Malaysia and Thailand. SEAFDEC Asian Aquaculture 19, 27-28.
Callinan RB, Paclibare JO, Bondad-Reantaso MG, Chin JC, Gogolewski RP (1995), Aphanomyces species associated with epizootic ulcerative syndrome (EUS) in the Philippines and red spot disease (RSD) in Australia: preliminary comparative studies. Diseases of Aquatic Organisms, 21(3),233-238.
Dibyendu Kamilya, Arunjyoti Baruah (2014), Epizootic ulcerative syndrome (EUS) in fish: history and current status of understanding, Reviews in Fish Biology and Fisheries, Volume 24, Issue 1, 369-380
Dykstra MJ, Noga EJ, Levine JF, Moye DW (1986), Characterization of the Aphanomyces species involved with ulcerative mycosis (UM) in menhaden, Mycologia (78), 664-672.
Kitancharoen, N. and K.Hatai (1997), Aphanomyces frigidophilus sp.nov. from eggs of char, Salvelinus leucomaenis, Mycoscience (38), 135-140.
Lilley J.H., Callinan R.B., Chinabut S., Kanchanakhan S., Macrae I.H. & Phillips M.J. (1998). Epizootic ulcerative syndrome (EUS) technical handbook. Aquatic Animal Health Research Institute, Bangkok, Thailand.
Michael R. Mc.Ginnis (1980), Laboratory hand book of medical mycology, Academic Press, New York.