NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793) TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã cho thấy: Tỷ lệ giới tính trong quần chủng tự nhiên của lươn đồng đực/lưỡng tính/cái là: 37,03% : 18,53% : 44,44%. Tháng sinh sản cao điểm của lươn là tháng 4, lươn có khả năng sinh sản sớm hơn vào cuối tháng 3 nếu gặp điều kiện thuận lợi. Lươn đồng là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 54-70 cm là 638,67trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 3,54-7,89 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Kết quả từ các tiêu bản cho thấy lươn đồng là loài lưỡng tính.
Từ khóa: Đặc điểm sinh học, lươn đồng, lưỡng tính, tỷ lệ giới tính, sức sinh sản.
References
Nguyễn Tường Anh, (1999), “Nội tiết sinh sản cá”, Nhà xuất bản nông nghiêp Hà Nội.
Nguyễn Chung, (2007), “Kỹ thuật sinh sản, nuôi và đánh bắt lươn đồng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Việt Chương- Ks Nguyễn Việt Thái, (2005), “Phương pháp nuôi lươn”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Dân, (2001), Bài giảng “Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt”, Đại học Nông lâm Huế.
Bùi Lai, Vũ Trung Tạng, Trần Mai Thiên, Mai Đình Yên, (1989), “Ngư loại học”, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp.
Ngô Trọng Lư - Lê Đăng Khuyến, (2000), “Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất ”, Nhà xuất bản Nông ngiệp Hà Nội.
Pravdin, (1973), “Hướng dẫn nghiên cứu cá” , Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Nông thôn Hà Nội. Nguyễn Thị Minh Giang dịch.
OFXAKUN và N.A.BUSKAIA, (1982), “Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá ”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Người dịch Lê Thanh Lựu.
Mai Đình Yên, (1978), “Phân loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Arkhipchuk, V.V., 1999, Chromosome database. Database of Dr. Victor Arkhipchuk.