NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH VÀ DỊCH TỄ CỦA BỆNH TÔM CHẾT SỚM (EMS) TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NHẰM ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH TÔM CHẾT SỚM (EMS) TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NHẰM ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊ

Authors

  • Trần Thị Linh Giang Trường Đại học Nông lâm
  • Dương Viết Phương Tuấn

Abstract

Nghiên cứu về Hội chứng chết sớm ở tôm thực hiện ở Quảng Bình với mục đích tìm hiểu đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus và đặc điểm dịch tể để khuyến cao cách phòng trị và có dự báo sớm làm giảm rủi roc ho nghề nuôi tôm. Có 120 phiếu và 91 mẫu tôm nghi bệnh được thu và nuôi cấy, tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn này và phân tích gen để xác định độc tố, đồng thời nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh EMS ở 4 huyện, thành phố . Kết quả cho thấy rằng hơn 70% số mẫu nghi bệnh có kết quả dương tính, tần suất nhiễm bệnh cao 10 – 60,6 % và khác nhau ở các tháng và vụ nuôi, cao nhất vào tháng 4 – 7 DL, X2 = 1.60 (df = 4), với P < 0,05. Tôm nhiễm bệnh EMS có các biểu hiện các triệu chứng điển hình gan tuỵ và tỷ lệ chết cao đến 100% nếu không can thiệp kịp thời. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm, không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh và yếm khí, hầu hết là oxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS) là môi trường chọn lọc của Vibrio spp. Chúng mẫn cảm với Vibriostat 2,4 diamino-6,7 diisopropyl pteridine phosphate (0/129). Tỷ lệ V. parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm.Vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh có đặc điểm cấu trúc gen khác biệt, nhiễm sắc thể tự điều chỉnh nằm ở vị trí 01. Từ những kết quả hình ảnh trên ta thấy được sự sai khác về trình tự gen DNA của mẫu W1, trình tự gen của mẫu này trùng hợp với trình tự gen DNA của Vibrio parahaemolyticus dùng đối chứng trên và sự sai khác về trình tự gen cũng đã thể hiện được khả năng gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus. Các phản ứng với các loại kháng sinh có hiệu quả từ 8 – 45%, đều làm giảm số lượng tôm chết khi nhiễm, cao nhất là Baymet và Osamet, Olimos. Sử dụng chế phẩm Bokashi trầu với hiệu quả tốt nếu dùng từ đầu vụ và đến cuối vụ, với thành phần Eugenol, chavicol và chavibetol đã hạn chế sự phát triển của bệnh, kể cả những ao có mật độ V. parahaemolyticus cao nhưng ít có nguy cơ gây bệnh.

References

Bùi Quang Tề, Lê Ngọc Quân, Nguyễn Thị Biên Thùy, Bùi Quang Tâm, Hoàng Thị Yến, Nguyễn Thị Niên, Nguyễn Văn Thành, Phan Thị Hường, (2010), Kết quả nghiên cứu bệnh gan tụy trên tôm sú (P.monodon) nuôi ở Việt Nam và biện pháp phòng ngừa.

Daniels NA, MacKinnon L, Bishop R, Altekruse S, Ray B, Hammond RM, Thompson S, Bean NH, Griffi n PM, Slutsker L (2000) Vibrio parahaemolyticus infections in the United States, 1973-1998. J Infect Dis, 181(5):1661-6. FAO, 2011.

Jayasree, L., Janakiram, P and Madhavi, R., (2006) Characterization of Vibrio spp. Associated with Diseased Shrimp from Culture Ponds of Andhra Pradesh (India). Journal of the World Aquaculture Society, Volume 37 Issue 4 Page 523.

Lại Thúy Hiền, Nguyễn Thị yến, Đỗ Thu Phương, NGuyễn Bá Tú, Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Kiều Quỳnh Hoa, Đặng Phương Nga (2006) Đa dạng Vibrio trong nước nuôi tôm công nghiệp Thanh Hóa, Hội nghị Khoa học trường Đại Học Khoa học Tự nhiên Lần thứ tư Hà Nôi: 339-348

Lê Hồng Phước, Lê Hữu Tài và Nguyễn Văn Hảo, (2012), Diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy trong ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Lê Hữu Tài, Nguyễn Văn Hảo và Lê Hồng Phước, (2012), Một số kết quả chẩn đoán mô bệnh học và phân tích siêu cấu trúc của hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Lightner, D. V., Redman, R. M., Pantoja, C. R., Noble, B. L., Loc, T (2012), Early mortality syndrome affects shrimp in Asia. Global aquaculture advocate January/ February 2012:40.

Luan XY, Chen JX, Zhang XH, Jia JT, Sun FR, Li Y (2007). Comparison of different primers for rapid detection of Vibrio parahaemolyticus using the polymerase chain reaction. Lett Appl Microbiol, 44(3):242-7

Lương Đức Phẩm (2007), Chế phẩm sinh học dung trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, 2007. NXB Nông nghiệp 4. Trần Linh Thước (2007). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Văn Khanh, Trần Quang Khánh Vân, Nguyễn Quang Linh, (2015), Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, T. 100, S1 (2015).

Nguyễn Quang Linh và Hồ Thị Tùng, (2012), Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH. Nông Lâm, 2012.

Nguyễn Quang Linh và Đỗ Thị Kim Cúc, (2014), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc và gây bệnh của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm ở Bình Định và Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH. Nông Lâm, 2014.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình (2013), Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2013, kế hoạch năm 2014.

Published

2015-09-01

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn