NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ RƠM RẠ VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Thí nghiệm gồm có 8 công thức với 2 biện pháp sử dụng rơm rạ (cày vùi rơm rạ và tro rơm rạ) và 4 chế độ tưới nước khác nhau ( tưới ngập thường xuyên và tưới ướt khô xen kẽ ở 3 mức (-5 cm, -10 cm và -15 cm), bố trí theo kiểu ô lớn và ô nhỏ (chế độ tưới nước trong ô lớn và sử dụng rơm rạ trong ô nhỏ) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ hè thu 2014. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của quản lý sử dụng rơm rạ và các chế độ tưới nước đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp quản lý rơm rạ và chế độ tưới khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Năng suất và lãi thuần đạt cao nhất ở công thức cày vùi rơm rạ và tưới ướt khô xen kẽ (-10 cm) là 5,84 tấn/ha và 18.690.000 đ/ha. Một số chỉ tiêu về tính chất hóa học đất sau thí nghiệm được cải thiện so với đất trước thí nghiệm. Trong các biện pháp quản lý rơm rạ và chế độ tưới nước cho lúa thì biện pháp cày vùi rơm rạ chế độ tưới ướt khô xen kẽ (-10 cm) cho năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời cải thiện được một số tính chất hóa học đất.