ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E. COLI VÀ SALMONELLA SPP PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ BỊ TIÊU CHẢY Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Phạm Hoàng Sơn Hưng Trường Đại học Nông Lâm
  • Nguyễn Xuân Hòa
  • Phan Vũ Hải
  • Nguyễn Thị Hồng Thắm

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện trên 60 mẫu phân tiêu chảy thuộc đối tượng lợn con theo mẹ tại 5 trại heo và 20 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định mức độ đề kháng kháng sinh và tính mẫn cảm của 2 loại vi khuẩn E.coli và Salmonella gây tiêu chảy trên heo con. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng vi khuẩn trong các mẫu phân tiêu chảy phân lập được dao động từ 2,45 đến 75,84 tỷ vi khuẩn/1g phân. Kết quả trên kháng sinh đồ, vi khuẩn E. coli đề kháng hoàn toàn (100%) với Enrofloxacin, Norflorxacin và Tetracyclin, đề kháng cao với một số loại kháng sinh như Sulfamethoxazol-Trimethoprim (91,67%), Kanamycin (86,67%), Neomycin (88,33%) và Gentamycin (75%). Vi khuẩn Salmonella spp đề kháng hoàn toàn (100%) với Enroflorxacin, Norfloxacin và Sulfamethoxazol-Trimethoprim, đề kháng cao với Tetracyclin (82,05%), Gentamycin (74,36%), Kanamycin và Neomycin (51,28%). Vi khuẩn Salmonella spp nhạy cảm hoàn toàn (không đề kháng) với với Amoxycilin/Clavulanic và Colistin.

References

Võ Thị Trà An (2006). Tình hình nhiễm Salmonella trong phân và thân thịt (bò, heo, gà) tại một số tỉnh phía Nam. Tạp chí KHKT thú y, XIII, số 2.

Phùng Quốc Chướng (1995). Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn tại vùng Tây Nguyên và khả năng phòng trị. Luận án PTS khoa học NN, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2001). Kết quả phân lập và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp. gây bệnh phó thương hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí KHKT thú y, VIII, số 3, tr. 10-17.

Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996). Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1985). Tạp chí KHKT thú y, tập III, số 4/1996.

Nguyễn Trọng Lịch (2007). Kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp phân lập từ phân lợn con bị bệnh viêm ruột tiêu chảy. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý (2000). Phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá học của các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị. Kết quả nghiên cứu KHKT thú y (1996-2000), Viện thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 171-176.

Phạm Hồng Sơn (2013). Giáo trình vi sinh vật học Thú y. NXB Đại học Huế.

Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong Chăn nuôi Thú y. NXB Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

Gibb A.P, Lewin C.S, Garden O.J (1991), “Development of quinolone resistance and multiple antibiotie resistance in Salmonella sp. Bovis morbifucans in a panereatie abscess”, Journal of Antimierobiological chemothepary 28, pp. 318 -321.

Quinn PJ, Markey B, Carter GR (1994), Clinical veterinary microbiology, Wolfe.

Smith H.W (1967). “The transmissinble nature of genetic factor in E. coli that control hemolyson production”. Journal of Microbial 47, pp. 153 – 161

Van den Bogaard A. E. J. M., N. London và E. E. Stobberingh (2000). Antimicrobial resistance in pig faecal samples from The Netherlands (five abattoirs) and Sweden, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 45 (5),pp. 663-671.

Published

2016-04-14

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn