Đánh giá bằng phương pháp định lượng hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Nam làm cơ sở công tác quản lý và phát triển du lịch
Abstract
Trong bài viết này, tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ (quy trình và hệ thống tiêu chí, hệ số, thang bậc) để đánh giá, phân loại, xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) phục vụ phát triển du lịch. Trên cơ sở bộ công cụ đã xây dựng, tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá 15 DTLSVH trên địa bàn Quảng Nam. Kết quả đánh giá đã phân loại được hệ thống DTLSVH theo mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là căn cứ quan trọng để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý tham khảo đưa ra các giải pháp phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch các DTLSVH trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, kết quả cũng khẳng định độ tin cậy, giá trị khoa học và thực tiễn của bộ công cụ đã xây dựng.
References
Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến du lịch Nghệ An, Luận án PTS, chuyên ngành Địa lý kinh tế - chính trị, Trường ĐHSP HN.
Cục thống kê Quảng Nam (2014), Niên giám thống kê 2014.
Trương Phước Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án TS, Chuyên ngành Địa lý học, Trường ĐHSP HN
Tỉnh ủy Quảng Nam (2001), Quảng Nam – thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB LĐ.
Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam (2012), Báo cáo đặc điểm khí tượng thủy văn.
Nguyễn Minh Tuệ (1992), Phương pháp xác định mức độ tập trung DTLSVH theo lãnh thổ trong nghiên cứu du lịch, Thông báo khoa học các trường đại học, số 2, Hà Nội, tr.48-54.
Nguyễn Minh Tuệ (1992), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam, Đề tài nhánh KTM 03-18, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (2001), “Đôi lời về văn hóa Quảng Nam – những giá trị đặc trưng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quảng Nam, trang 31.