THỦ PHÁP KỲ ẢO VÀ HOẠT KÊ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN (GIAI ĐOẠN 1986-2010)
Abstract
Thủ pháp nghệ thuật đã góp phần quan trọng đem lại thành công cho những tiểu thuyết nổi trội viết về nông thôn Việt Nam (giai đoạn 1986-2010). Các thủ pháp như kỳ ảo, hoạt kê, phân mảnh, đảo thuật,… đã được người nghệ sĩ sử dụng với nhiều tìm tòi, sáng tạo độc đáo. Trong đó, kỳ ảo và hoạt kê có thể xem là tiêu biểu cho sự đổi mới thủ pháp nghệ thuật của người cầm bút: vừa kế thừa, vừa phát triển; khá hiện đại mà vẫn không xa lạ với đời sống văn hóa tâm linh và tiếng cười tích cực của con người Việt Nam.
References
Phùng Quý Nhâm (1998), “Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Văn học, (4).
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Thanh Truyền (2014), “Dòng chảy kỳ ảo trong tiến trình văn học Việt Nam”, Nguồn: vannghequandoi (10/11).
Lại Nguyên Ân (2006), “Về tiểu thuyết Ba người khác, Nguồn: Talawas.org, (25/12).
Nguyễn Đức Dân (1988), Tiếng cười thế giới, tập I, Nxb Khoa học Xã hội.
Bakhtin M. (1992) (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.