ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC, NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VCN-MS15 (MEISHAN) VÀ 1/2 GIỐNG VCN-MS15 NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC CÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Mục tiêu của nghiên cứu này là theo dõi đặc điểm sinh lý sinh dục và đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 (Meishan) và 1/2 giống VCN-MS15 nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế. Lợn thí nghiệm được nuôi dưỡng, chăm sóc theo các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản theo quy trình được khuyến cáo cho lợn nái Móng Cái và 1/2 giống Móng Cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn nái hậu bị VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 có tuổi động dục và tuổi phối giống lần đầu sớm, tương ứng là 115,47, 146,05 ngày và 146, 181,17 ngày. Lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 được phối giống nhân tạo bằng tinh dịch của lợn đực giống ngoại (Duroc, Pietrain hoặc Landrace) có năng suất sinh sản cao. Ở các lứa đẻ 3-6, lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 có số lợn con sơ sinh trung bình/lứa tương ứng là 15,12 và 13,64 con, số lợn con sơ sinh còn sống/lứa là 13,71 và 12,37 con, số lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi/lứa là 13,03 và 12,15 con. Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình tương ứng là 1,01 và 1,24 kg/con, khối lượng của lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi là 5,61 và 6,51 kg/con, số lứa đẻ/nái/năm là 2,44 và 2,45 lứa, và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm tương ứng là 178,26 và 193,94 kg. Lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 có các chỉ tiêu về số lợn con/lứa ở các thời điểm theo dõi khác nhau thấp hơn lợn nái VCN-MS15 (P<0,05), nhưng các chỉ tiêu về khối lượng lợn con, đặc biệt khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lại cao hơn lợn nái VCN-MS15 (P<0,01). Kết quả nghiên cứu trên cho thấy lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 phát dục sớm, có năng suất sinh sản cao. Lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 có năng suất sinh sản cao hơn lợn nái VCN-MS15. Cần phát triển và đưa giống lợn VCN-MS15 và lợn nái lai 1/2 VCN-MS15 vào sản xuất để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái.
Từ khóa: VCN-MS15, Meishan, 1/2 VCN-MS15, lợn con, năng suất sinh sản
[1] Viện Công nghệ Sinh học - Đại Học Huế
[2] Trường Đại Học Nông Lâm - Đại học Huế
References
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT.
Nguyễn Văn Đức, Bùi Quang Hộ, Giang Hồng Tuyến, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Quốc Việt và Nguyễn Thị Viễn (2010). Năng suất sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái, Pietrain, Landrace, Yorkshire và ưu thế lai của lợn lai F1(LRxMC) F1(YxMC) và F1(PixMC). Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 22: 29-36.
Nguyễn Kim Đường và Trần Văn Do (2000). Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 và khả năng sản xuất của lợn lai 3/4 máu ngoại ở Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Nông Lâm nghiệp (1998-1999), tr. 265-272, Nxb Nông nghiệp.
Phùng Thăng Long (2003). Khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái phối tinh Pietrain, đặc điểm sinh trưởng và sức sản xuất thịt của con lai F1. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 11: 1376-1377.
Phùng Thăng Long (2006). Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và một số tính trạng sinh sản cơ bản của lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) và F1 (Pietrain x Móng Cái) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 77+78: 86-87 và 104
Phạm Duy Phẩm, Lê Thanh Hải, Hoàng Đức Long, Lý Thị Thanh Hiên, Nguyễn Gia Long, Đào Tuấn Tú (2014). Khả năng sản xuất của giống lợn VCN-MS15. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 21: 61-64
Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái tại huyện Hương thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 46: 73-81.
Lê Đình Phùng, Mai Đức Trung (2008). Mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Móng Cái x Yorkshire) và nái Móng Cái nuôi trong nông hộ tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 49: 123-131.
Lê Đình Phùng, 2009. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Đực landrace x Cái Yorkshire) phối tinh đực F1(đực Duroc x Cái Pietrain) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 55: 41-51.
Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Văn Đồng, Trịnh Hồng Sơn (2003). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ông bà PIC 1230 và PIC 1050. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 5: 721-723.
Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng Cái) với đực giống Duroc, Landrace và F1(Landrace x Yorkshire) nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 2: 269-276.
Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011). Năng suất sinh sản của lợn F1(LR x MCTH), F1(LR x YTH) và F1(Pi x MCTH) nuôi tại Lào Cai. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 31: 21-27.
Ashworth C.J., Haley, C.S., Aiken R.P., and Wilmut I.,(1990). Embryo survival and conceptus growth after recirocal embryo transfer between Chinese Meishan and Landrace x Large White gilts. Journal of Reproduction Fertility, 90: 595-603.
Bunter, K. L. (1997). Genetics relationships between age at first farrowing, sow stayability, and other sow reproductive traits. Animal Breeding and Genetics 12: 503-506.
Bazer, F.W., Thatcher W.W., Martinat-Botle F. and Terqui M. (1988). Sexual maturation and morphological development of the reproductive tract in Largewhite and prolific Chinese Meishan pigs. Journal of Reproduction Fertility, 83: 723-728.
Christenson, R. K. (1993). Ovulation rate and embryonic survival in Chinese Meishan and white crossbred pigs. Journal of Animal Science 71: 3060-3066.
Haley, C.S., and Lee G. S., (1990) Genetic components of litter size in Meishan and Large White pigs and their crosses. Proceedings of the 4th world Congress of Genetics Applied to liverstock production Edinburgh XV: 458-461.
Hoque, M. A., Amin, M. R. & Baik, D. H. (2002). Genetics and non-genetic cause of variation in gestation length, litter size and litter weight. Asian-Australian Journal of Animal Science 15(6): 772-775.
Kuhler, D. L. (1998). Comparison of specific crosses from Yorkshire-Landrace, Chester White-Landrace and Chester White-Yorkshire sows. Journal of Animal Science 66: 1132-1138.
Young, L.D. (1995). Reproduction of F1 Meishan, Fenging, Minzhu and Durroc gilts and sows. Journal of Animal Science 73: 711-721.