Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịchđịa phương
Abstract
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng liên quan trong hơn thập niên qua. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu đề xuất một số cách tiếp cận, khung phân tích và từ đó là phương pháp đánh giá cụ thể các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Tuy nhiên, việc vận dụng các mô hình này trong những điều kiện phát triển cụ thể của điểm đến khác nhau là khá khác nhau, nhất là ở phạm vi điểm đến địa phương hay khu vực. Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu tiếp tục góp phần để hoàn thiện cả về phương diện lý luận và vận dụng thực tiễn. Bằng việc vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu định tính gồm phương pháp phân tích tài liệu (content analysis), phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích và đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và mối quan hệ giữa các yếu tố này thông qua mô hình lý thuyết đề xuất gồm ba nhóm yếu tố chính cấu thành nên năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, đó là: "Tài nguyên và các nguồn lực cốt lõi", "Hoạt động quản lý điểm đến" và "Các dịch vụ du lịch cơ bản" cùng hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể cho mỗi yếu tố. Đồng thời đề xuất một số định hướng nghiên cứu, kiểm định mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương/ vùng.References
Bordas, E. (1994). Competitiveness of tourist destinations in long distance markets. Tourism Review, 4 (3), 3-9.
Bueno, A. (1999) Competitiveness in the tourist industry and the role of the Spanish public administration. Turizam 47 (4), 316–31.
Chon, K.S., & Mayer, K. (1995). Destination competitiveness models in tourism and their application to Las Vegas. Journal of Tourism Systems and Quality Management, 1 (2), 227-246.
Crouch, G.I & Ritchie, B.J.R. (1999). Tourism Competitiveness, and Societal Prosperity. Journal of Business Research, 44, 137-52.
Dwyer, Forsyth, P. & Rao, P. (2000). The Price competitiveness of travel and tourism: a comparison of 19 destinations, Tourism Management, 21, 9-22.
Dwyer, Larry, & Kim, C.W. (2003). Destination Competitiveness: determinants and indicators. Current Issues in Tourism, 6 (5), 369-414.
Enright, M., & Newton, E. (2005). Determinants of Tourism Destination Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and Universality. Journal of Travel Research, 43, 339-350.
Evans, M., Jerry, F., & Roy, J. (1995). Identifying competitive strategies for successful tourism destination development. Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3 (1), 37-45.
Go, F. & Govers, R. (2000). Integrated quality management for tourist destinations: A Destination Competitiveness: Determinants and Indicators. European perspective on achieving competitiveness. Tourism Management, 21(1), 79-88.
Hassan, S.S. (2000). Determinants of Market competitiveness in an environmentally sustainable tourism Industry. Journal of Travel Research, 38, 239-245.
Poon, A. (1993). Tourism, Technology and Competitive Strategies. UK: CAB International.
Porter, M. (1990). The competitive advantage of nations. London: Macmillan.
Ritchie, B.J.R. & Crouch, G.I. (2003). The Competitive Destination – A Sustainable Tourism Perspectives. CABI Publishing, CAB International.
UNWTO. (2015). Tourism Barrometer: committed to tourism, travel and Milenium Development Goals.
Vengesayi, S. (2003). Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation. ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide, Monash University, 637-645.