ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG ĐT34 VÀ HP10 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trần Thị Hoàng Đông Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Trần Đăng Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Thí nhiệm 2 nhân tố bao gồm 12 công thức là tổ hợp của hai giống lúa kháng rầy lưng trắng là ĐT34, HP10 và 5 công thức phân bón P0, P1, P2, P3, P4, P5. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu 2015 trên đất phù sa chuyên trồng lúa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lúa; liều lượng phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến hóa tính đất. Giống lúa ĐT34 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,15 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Trong khi đó, giống lúa HP10 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,17 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các công thức phân bón đều có tác dụng cải thiện được tính chất hóa học của đất, đặc biệt là giảm độ chu cho đất. Cần lặp lại nghiên cứu trong vụ đông xuân để xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho hai giống lúa ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Đất phù sa; Giống lúa kháng rầy, Hiệu quả kinh tế, Phân bón; Rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế.

Author Biographies

Trần Thị Hoàng Đông, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

NCS. GV

Trần Đăng Hòa, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

PGS.TS.

Nguyễn Đình Thi, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TS. GV

References

Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Công Thức (1998). Hiện trạng sử dụng phân bón của các hộ nông dân miền Bắc Việt Nam, hội thảo ”Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở miền Bắc Việt Nam”, Hà Nội 26 - 27/05/1998.

Bùi Đình Dinh (1999). Quản lý sử dụng phân bón hóa học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện thổ nhưỡng nông hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 236 – 241.

Trần Đăng Hòa, Trần Thị Hoàng Đông, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Đình Thi, Lê Khắc Phúc (2015). Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa kháng rầy lưng trắng ĐT34 và PC6 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 2, 01/2015:10-17.

Hoàng ThịThái Hòa, Nguyễn Thị Thanh, Dương Thanh Ngọc, Nguyễn Đức Thành, Võ Khắc Sơn, Nguyễn Cẩm Long (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và phẩm chất của các giống lúa chất lượng trên đất phù sa tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 1, 11/2010:21-27.

Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm và kali đến năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2: 133 – 144.

K.L.Heong, B. Hardy (2009). Planthoppers: new threats to the sustainability of intensive rice production system in Asia. International Rice Research Institute.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn