KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRUNG NGÀY TẠI QUẢNG BÌNH
Abstract
Thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu trên 6 giống lúa, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại tiến hành trong 2 vụ Đông Xuân 2014 - 2015 2014-2015 và Hè Thu 2015 tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mục đích của nghiên cứu xác định giống lúa trung ngày chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu và thích ứng tốt với điều kiện ở địa phương, ứng dụng vào sản xuất trên diện rộng tại tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 6 giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm giống trung ngày (103 - 116 ngày). Hai giống lúa DB211 và GL201 có nhiều ưu điểm tốt như: đẻ nhánh khỏe và tập trung, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu hình tháivà khả năng chống chịu tốt. Hai giống này cũng có năng suất khá cao, vụ Đông xuân 2014 - 2015 (71,8-72,6 tạ/ha) và Hè Thu (65,2 – 63,9 tạ/ha). Chất lượng hạt gạo của giống DB211 và GL201 sáng bóng, thơm và mềm. Cần tiếp tục khảo nghiệm hai giống lúa này ở các thời vụ tại các địa phương khác nhau để sớm đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Quảng Bình.References
Bùi Huy Đáp, Một số vấn đề về cây lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1999.
Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vượng, Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
Trần Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2003.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa (QCVN 01-65: 2011/BNNPTNT).
Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của IRRI năm 1996.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình. Báo cáo kết quả sản xuất vùng thâm canh năm 2012.
Suichi Yosida, Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Người dịch: Mai Văn Huyền, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.