NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG GẤC LAI ĐEN TẠI NGHỆ AN / RESEARCH ON DEVELOPMENT THE TECHNICAL REGULATION AND EVALUATION THE AGRO-BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF BLACK GAC HYBRID VARIETY IN NGHE AN
Abstract
Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên vùng nguyên liệu Gấc tập trung 100 ha của công ty cổ phần Nafoods Group tại Nghệ An. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống Gấc gồm 45 tiêu chí định tính thông qua mức độ biểu hiện từng tính trạng và cho điểm, 22 tiêu chí định lượng về đặc điểm nông sinh học. Đánh giá giống Gấc lai đen thông qua các chỉ tiêu định tính cho thấy giống có một số đặc điểm nổi bật là chiều dài lóng và độ dày thân trung bình, lá lớn có màu xanh đậm, chiều dài và chiều rộng lá gần bằng nhau, lá xẻ 3 thùy với độ sâu và gân trung bình, cuống lá dài, quả to hình bầu dục, gai quả trung bình nhưng nhọn, vỏ quả màu xanh đậm (xanh đen) và khi chín có màu đỏ thẫm, màng thịt quanh hạt dày khi chín màu đỏ sẫm. Giống có khả năng chống chịu bệnh thán thư và héo rũ tốt, chịu hạn tốt và chịu úng khá. Đánh giá đặc điểm nông sinh học qua các chỉ tiêu định lượng của giống Gấc lai đen cho thấy giống có chiều dài lóng 6,51 cm, đường kính lóng 2,45 cm, chiều dài lá 19,86 cm và chiều rộng lá 19,05 cm, chiều dài cuống lá 7,8 cm và đường kính cuống lá 0,48 cm, đường kính hoa đực 10,08 cm và chiều dài cánh hoa đực 8,09 cm, đường kính hoa cái 9,20 cm và chiều dài cánh hoa cái 7,00 cm, chiều dài bầu quả 3,66 cm và đường kính bầu quả 1,69 cm, thời gian từ ra hoa đến quả chín là 85 ngày, đường kính quả 20,32 cm, chiều dài quả 24,05 cm, khối lượng quả 3,12 kg, tỷ lệ vỏ quả 68%, tỷ lệ màng thịt quanh hạt 20% và tỷ lệ hạt 12%, hàm lượng lycopen 971,87mg/kg màng thịt và hàm lượng β-carotene 1.042,96mg/kg màng thịt.
Từ khóa: Gấc, đánh giá, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, đặc điểm nông sinh học, giống Gấc lai đen.
Abstract. Our research was conducted on Gac material areas 100 ha of Nafoods Group joint stock company in Nghe An. The research results were development the technical regulation on distinctness, uniformity and stability of Gac varieties, including 45 qualitative indicators on expression status and scores, 22 quantitative indicators on agro-biological characteristics. Evaluation the black Gac hybrid variety through qualitative indicators on expression status and scores, some features were length of internode and thickness of main stem (between 15th and 20th node) medium, Leaf blade large and intensity of green dark color, ratio length/width of leaf ≈ 1, leaf has 3 lobes and medium depth of lobing, Petiole long length, fruit high to very high weight and ovals, number of Wart medium and acute, color of skin dark green and dark red at ripe stage, the flesh around seed thick and dark red, resistance to Fusarium oxysporium and Collectotrichum lagenarium, good drought tolerant and medium waterlogging tolerance. Evaluation the black Gac hybrid variety through quantitative indicators, the results showed that length of internode of main stem 6.51 cm, diameter of internode of main stem 2.45 cm, leaf length 19.86 cm and leaf width 19.05 cm, petiole length 7.80 cm and petiole diameter 0.48 cm, male flower diameter 10.08 cm, female flower diameter 9.20 cm, ovary length 3.66 cm and ovary diameter 1.69 cm, time from flowering to ripening 85 days, fruit diameter 20.32 cm, fruit length 24.05 cm, fruit weight 3.12 kg, percentage of fruit flesh 68%, percentage of flesh around seed 20% and percentage of seed 12%, lycopen 971.87mg/kg flesh around seed and β-carotene 1,042.96mg/kg flesh around seed.
Key words: Gac, evaluation, distinctness, uniformity, stability, agro-biological characteristics, black Gac hybrid variety.
References
Nguyễn Thị Bạch Lan, Huỳnh Đăng Sang, Phạm Đức Toàn, Bùi Cách Tuyến (2014). Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống gấc (Momordca cochinchinensis) thu thập tại các tỉnh miền Trung bằng kỹ thuật sinh học phân tử RAPD. Tạp chí KHCN trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tr 18-22.
Đỗ Tất Lợi (2006). Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học.
Lê Đình Lương, Hà Văn Mạo, Mai Hồng Bàng (1988). Tác dụng sửa chữa ADN bị tổn thương do tia tử ngoại của dầu gấc Việt Nam. Tạp chí di truyền học và Ứng dụng, số 2, tr. 8-15.
Trần Văn Minh (2015). Giáo trình khảo nghiệm, kiểm định giống cây trồng. Nxb Đại học Huế.
QCVN 01-91:2012/BNN&PTNT (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
QCVN 01-121:2013/BNN&PTNT (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa hấu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
QCVN 01-153:2014/BNN&PTNT (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mướp đắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
QCVN 01-154:2014/BNN&PTNT (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bí Ngô. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Le T. Vuong, S. R. Ducker, S. P. Murphy (2002). Plasma β-carotene and retinol concentration of children increase after a 30-d supplementation with the fruit Momordica cochinchinensis (gac). Am J Clin Nutrient 75, pp. 872-879.
Nguyễn Tường Vy (2008). Nghiên cứu thành phần hoá học và góp phần tiêu chuẩn hoá chất lượng dầu gấc Việt Nam dùng làm thuốc. Luận án tiến sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.