ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG ĐẤT LÂM NGHIỆP KHU VỰC PHÍA TÂY NAM TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Authors

  • Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá biến động đất rừng khu vực phía Tây Nam, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 -2015 từ dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT thu thập ở 2 thời điểm năm  2005 và 2015 và xác định các nguyên nhân chính gây ra sự biến động đó. Ảnh được phân loại bằng phương pháp hướng đối tượng trên cơ sở kết quả phân tách ảnh bằng phần mềm ENVI 5.2. Phân loại ảnh theo thuật toán xác suất cực đại dựa vào mẫu thu thập được bằng máy GPS cầm tay với 4 loại hình sử dụng, bao gồm: Đất có rừng trồng sản xuất, đất rừng tự nhiên, đất khác và thủy văn. Độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh SPOT năm 2005, 2015 đạt tương ứng là 76%; 95.4%. Sử dụng phần mềm Arc GIS 10.2 thành lập bản đồ hiện trạng đất rừng, bản đồ biến động và đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2015, diện tích đất rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu giảm 35956.91 ha, đất có rừng sản xuất tăng 28077.77 ha, đất khác tăng 7702.49 ha và đất mặt nước tăng 750.85 ha. Nguyên nhân chính dẫn tới diện tích đất rừng tự nhiên giảm mạnh là do người dân đã nhận thức được lợi ích kinh tế do rừng trồng và các một số cây ngắn ngày mang lại, đồng thời được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.

Từ khóa: Biến động đất rừng, khu vực phía Tây Nam, Quảng Bình.

Author Biography

Huỳnh Văn Chương, Trường Đại học Nông Lâm

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.


References

* Tiếng Việt

Bộ NN&PTNT (2014), Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014, Về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, Hà Nội.

UBND tỉnh Quảng Bình, Báo cáo số: 86/UBND-NC, ngày 28/5/2015, Đánh giá tình hình thực tế về lĩnh vực du lịch, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Quảng Bình, 2015.

* Tiếng Anh

Anderson James R, John T Roach and Richard E Witmer Ernest E. Hardy (1976). A Land Use And Land Cover Classification System For Use With Remote Sensor Data, United States Government Printing Office, Washington.

Congalton (1991). A review of Assessing the Accuracy of Classifications of Remotely Sensed Data ", Remote Sensing of Environment 37: 35-46.

Jensen John R(1995). Introductory Digital Image, Processing -A remote sensing perspective, Prentice Hall, New Jersey.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn