ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TẠI QUẢNG BÌNH

Authors

  • Trần Thị Lệ BM. Di truyền - Giống cây trồng - Trường Đại học Nông lâm
  • Nguyễn Xuân Kỳ Trường Đại học Nông Lâm

Abstract

TÓM TẮT. Tại Quảng Bình, tập quán gieo sạ mật độ dày đang phổ biến trong sản xuất, gây lãng phí giống, tăng chi phí phòng trừ sâu bệnh hại, giảm hiệu quả trong sản xuất, gây ô nhiễm môi trường. Các giống lúa SV181 và GL105 do công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chọn tạo có nhiều ưu điểm nổi trội, hội tụ đủ các yêu cầu của giống lúa hiện nay về thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng cho các vùng sản xuất lúa. Nghiên cứu mật độ gieo (lượng giống gieo) đối với giống lúa mới SV181 và GL105 được thực hiện trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, tại xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng giống gieo 80 kg/ha cho năng suất thực thu cao nhất (đạt 78,33 tạ/ha ở giống SV181 và 82,66 tạ/ha ở giống GL105), lãi ròng cũng cao hơn (đạt 26,758 triệu/ha ở giống SV181 và 29,356 triệu/ha ở giống GL105) so với lượng giống gieo 60 và 100kg/ha, mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại là ít nhất (điểm 0-1).

 

References

Bộ NN&PTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT).

Bùi chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000). Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.

IRRI, (1996), Standard evaluationsystem for rice. Philippines.

Khush, GS, CM Paul, M De la Cruz (1979), Rice grain quality evaluation and improvement at IRRI, pp. 21 – 31in Proc. of the workshop on Chemical aspects of rice grain quality. IRRI, Los Banos, Philippnes.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn