CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Abstract
Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khác với con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người.
References
Xuân Diệu (giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến (tái bản lần thứ hai), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1979.
Phạm Trọng Điểm, Bùi Văn Nguyên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1982.
Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập (in lần thứ hai), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976.
Nguyễn Văn Huyền, Tú Xương- Tác phẩm giai thoại, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1987.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1983.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), (tái bản lần thứ 3), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, (1998), 430.