BÚT PHÁP CHÍNH LUẬN TRONG VĂN XUÔI TRẦN NHÂN TÔNG
Abstract
Bài viết tập trung vào ba vấn đề sau:
1. Để đạt được mục đích trong sách lược ngoại giao, lời lẽ ở các bức thư của Trần Nhân Tông đều tỏ ra mềm dẻo, nhún nhường- đây cũng chính là một trong những bút pháp mà Trần Nhân Tông sử dụng ở trong văn xuôi.
2. Các văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông đã thể hiện sự kiên định trong việc từ chối yêu sách của triều Nguyên đòi vua Trần sang Bắc Kinh để chầu hầu.
3. Bằng lời văn sắc bén, cách phân tích thấu tình đạt lý, Trần Nhân Tông đã kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc bằng mọi cách. Ông đã vận dụng trí, dũng, nhân để đạt được mục đích, thậm chí sẵn sàng dâng thật nhiều cống phẩm và đặc biệt quyết không cho ai can thiệp vào nội bộ triều chính.
References
Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb. Quân đội nhân dân, 1996.
Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý Trần - nhìn từ thể loại, Nxb. Giáo dục, 1996.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hội thảo khoa học “Đức vua – phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp (nhân 700 năm ngày nhập niết bàn 1308 – 2008), Quảng Ninh, ngày 26/11/2008.
Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2000.
Viện văn học, Thơ văn Lý Trần (3 tập), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.