CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SIÊU HIỆU QUẢ CỦA NÔNG HỘ NUÔI XEN GHÉP TÔM SÚ – CÁ KÌNH Ở PHÁ TAM GIANG

Authors

  • Tôn Nữ Hải Âu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  • Bùi Dũng Thể Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Abstract

Để giảm thiểu rủi ro mất mùa do dịch bệnh, mô hình nuôi xen ghép tôm sú với các đối tượng khác (đặc biệt là tôm sú – cá kình) được áp dụng ngày càng phổ biến thay cho mô hình tôm sú độc canh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Kết quả phân tích hàm tuyến tính trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả sử dụng đầu vào không những được quy định trực tiếp bởi các yếu tố thuộc về hộ nuôi thủy sản mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Tăng cường dịch vụ khuyến ngư cho nông dân, áp dụng mật độ tôm sú hợp lý và chú trọng khâu xử lý, tu bổ ao hồ trước khi nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi.

References

Phap, T. T. and L. T. N. Thuan, Tam Giang Lagoon aquatic systems health assessment, FAO corporate document repository, (2002), 225-234.

Sở Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế, 2004.

Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, et al., An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis, Second Edition, Springer, 2005.

Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả thực hiện mô hình " Nuôi Cá Dìa giống sinh sản nhân tạo (Siganus Guttatus) kết hợp với Rong Câu chĩ vàng (Gracilaria Verrucosa) và tôm sú (Penaeus Monodon)" , 2007.

Tuyen, T. V., Scale up of Participatory planning for resource governance: A case in Sam Chuon lagoon, Vietnam, 2005.

Xuân, M. V., Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang, Kỷ yếu hội nghị khoa học lần thứ II, (2008), 186-197.

Xuân, M. V. and P. V. Hòa, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, Sở khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, (2005), 169-181.

Published

2013-03-22