HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ MỨC ĐẦU VÀO TỐI ƯU CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN VÙNG HẠ TRIỀU ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI

Authors

  • Tôn Nữ Hải Âu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  • Bùi Dũng Thể Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  • Võ ánh Duẫn Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị

Abstract

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu, theo hướng đầu vào, dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented Veriable-Return-to-Scale Data Envolopment Analysis) để ước lượng mức hiệu quả chi phí của các mô hình nuôi trồng thủy sản và xác định mức yếu tố đầu vào tối ưu các mô hình  nuôi trồng thủy sản vùng hạ triều đầm phá Tam Giang. Kết quả ước lượng  cho thấy mức hiệu quả chi phí bình quân của mô hình nuôi xen tôm- cua- cá, tôm-cá và tôm độc canh lần lượt là 0,64, 0,7 và 0,4. Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả chi phí thấp là phi  hiệu quả phân phối. Để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như sử dụng các yếu tố đầu vào một cách có hiệu quả, hầu hết các hộ nên giảm mật độ thủy sản thả nuôi và lượng thức ăn tươi. Kết quả phân tích cũng cho thấy, các hộ nuôi xen tôm- cua- cá sử dụng khá lãng phí thức ăn công nghiệp, tuy nhiên các hộ nuôi xen tôm- cá và tôm độc canh lại sử dụng  đầu vào này thấp hơn mức tối ưu.

References

Cinemre, H. A., V. Ceyhan, et al., The cost efficiency of trout farms in the Black Sea Region, Turkey, Aquaculture 251(2-4): (2006), 324-332.

Phúc, N. T. and P. X. Hùng, Khảo sát, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá huyện Quản Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 2009.

Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, et al., An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis, Second Edition, Springer: 172, 2005.

Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả thực hiện mô hình “Nuôi Cá Dìa giống sinh sản nhân tạo (Siganus Guttatus) kết hợp với Rong Câu chỉ vàng (Gracilaria Verrucosa) và tôm sú (Penaeus Monodon)”, 2007.

Published

2013-03-22