NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỊ TRƯỜNG HỘI NHẬP
Abstract
Trong bài báo này, chỉ số DRC/SER được dùng để đánh giá khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hội nhập thị trường thế giới.
Chỉ số DRC/SER của sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk niên vụ 2010/2011 là 0,7972 < 1, cho thấy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này lợi thế so sánh. Phân tích độ nhạy chỉ số DRC/SER cà phê Đắk Lắk cho thấy: Lợi thế so sánh của sản phẩm cà phê rất nhạy cảm với những biến động về giá cà phê xuất khẩu. Khi giá cà phê xuất khẩu chỉ cần giảm xuống 10% so với kịch bản cơ sở, ngành hàng cà phê gần như mất khả năng cạnh tranh (DRC/SER = 0,9966). Trong khi đó, nó lại có khả năng chịu được với sự biến động của các yếu tố giá đầu vào (kể cả các chi phí nội và ngoại nguồn) với mức tăng lên đến 25% so với kịch bản cơ sở. Nghiên cứu biến động chỉ số DRC/SER cà phê Đắk Lắk 15 năm qua (1995-2010) cho thấy: Giai đoạn 2000-2005, khi giá cà phê thế giới xuống mức quá thấp (302 - 830 USD/tấn cà phê nhân), chỉ số DRC/SER luôn lớn hơn 1, cà phê tỉnh Đắk Lắk mất lợi thế so sánh. Các giai đoạn khác, khi giá cà phê được phục hồi, chỉ số DRC/SER đều nhỏ hơn 1, ngành cà phê của Tỉnh có lợi thế so sánh ngược trở lại.
Tóm lại, tuy có những bước thăng trầm, nhưng nhìn chung tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê xuất khẩu. Sản xuất cà phê xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.
References
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA, Báo cáo dự án Hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821, 2000.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA, 2005.
Phạm Vân Đình (2006) cùng nhiều tác giả, Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 2006.
Nguyễn Thường Lạng, Đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê Việt Nam và những vấn đề đặt ra, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
Nguyễn Đình Long, Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, Báo cáo khoa học, Hà Nội, 2001.
Paul R.Krugman- Maurice Obstfeld, Kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách; tập I (Những vấn đề về thươg mại quốcc tế), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
Appleyard & Field, Trade Theory & Policy - International Economics, IRWIN 1995.
http://www.ico.org/new_historical.asp.
http://www.oecd.org/pages/0,3417,en_36734052_36734103_1_1_1_1_1,00.html