ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN BÃI BỒI VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG BA LẠT QUA CÁC THỜI KỲ
Abstract
Kết quả nghiên cứu, đánh giá định lượng diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt trong giai đoạn 1965 đến năm 2015 bằng công nghệ viễn thám GIS cho thấy, đây là một trong những vùng ven biển có tốc độ phát triển bãi bồi nhanh nhất ở đồng bằng sông Hồng. Sự phát triển bãi bồi ở phía phải cửa Ba Lạt (thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định) nhanh hơn với tốc độ bồi ngang trung bình trong giai đoạn này khoảng 50 - 55 m/năm, tương ứng với khoảng 48,6 ha/năm. Khu vực bãi bồi phía trái cửa Ba Lạt (thuộc huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình) bên cạnh quá trình bồi tụ tương đối mạnh cũng có xuất hiện một số vùng xói lở cục bộ nhưng nhẹ, tốc độ bồi ngang trung bình tại phía bờ trái khoảng 30 - 35 m/năm, tương ứng với 22,2 ha được bồi hàng năm. Qua đó, thấy một cách định lượng tương đối về tốc độ và diện tích bồi tụ - xói lở, nhất là khu vực khó khăn về mặt đo đạc như vùng ven biển cửa sông Ba Lạt.References
Đào Đình Châm, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Quang Minh (2013), Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý trong đánh giá diễn biến bãi bồi ven biển cửa sông Cửa Đáy qua các thời kỳ (1966 - 2011). Tạp chí Các Khoa học về Trái đất. ISSN 0886-7187, 2013.
Phạm Quang Sơn (2004), Nghiên cứu sự phát triển vùng cửa sông ven biển Hồng - sông Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.
Phạm Huy Tiến, Nguyễn Văn Cư và nnk (2005), Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển - cửa sông Việt Nam và các giải pháp phòng tránh, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.09.05, Hà Nội.
Gao, B.,(1996). NDWI A Normalized Difference Water Index for Remote Sensing of Vegetation Liquid Water From Space. Remote Sensing of Environment, 58, 257-266.
Zhao, B., Guo, H., Yan, Y., Wang, Q., Li, B., (2007). A simple waterline approach for tidelands using multi-temporal satellite images: A case study in the Yangtze Delta. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 77, 134-142.