GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH AN GIANG TRONG XU THẾ LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN

Authors

  • Nguyễn Phú Thắng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Abstract

An Giang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh các sản phẩm du lịch còn dàn trải và đơn điệu, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là một hướng quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hạn chế sự trùng lặp sản phẩm du lịch với các địa phương trong vùng, tạo ra các tiền đề cần thiết cho việc liên kết vùng du lịch, góp phần thực hiện đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bài viết tập trung phân tích các lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang. Đồng thời, dựa trên mô hình SWOT, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản, góp phần thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang trong xu thế liên kết vùng phụ cận.

References

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Đề án phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội.

Cục thống kê tỉnh An Giang (2013, 2014), Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2012, 2013. An Giang.

Nguyễn Thị Duy Phương (2016), Liên kết phát triển du lịch: Nhìn từ thực tế các địa phương, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, Bộ Tài Chính. Đọc từ http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/lien-ket-phat-trien-du-lich-nhin-tu-thuc-te-cac-dia-phuong-78629.html

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang (2014), Quy hoạch phát triển ngành du lịch An Giang giai đoạn đến 2020, định hướng 2030. An Giang.

Hoàng Tú Uyên (2013), The competitiveness in the tourism sector in An Giang Province (Tính cạnh tranh trong ngành du lịch tỉnh An Giang) Luận văn thạc sĩ. Chương trình Full Bright tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2013), Địa chí tỉnh An Giang. An Giang.

Published

2017-03-06