CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ TRONG KINH THÀNH HUẾ

Authors

  • Nguyễn Văn Hợp
  • Phạm Nguyễn Anh Thi Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Nguyễn Hữu Hoàng
  • Võ Thị Bích Vân Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Thủy Châu Tờ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế được lựa chọn để lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, SS, EC, DO, COD, amoni, NO3-, NO2-, PO43-, TN, TP, chlorophyll- a và tổng coliform trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Các kết quả cho thấy, các nguồn nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ: COD trung bình theo thời gian (tháng) là 23 - 31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18 - 38 mg/L và không đạt loại B1 theo QCVN08:2008/BTNMT. Về mức ô nhiễm hữu cơ, có thể chia các hồ-kênh thành 2 nhóm - nhóm 1 gồm các hồ Đoài (Đ), Tiền Bảo (TB), Tịnh Tâm (TT), Kim Thủy ngoài (KTN), Xã Tắc (XT), Thành Hoàng (TH) có cùng mức ô nhiễm (p > 0,05) và nhóm 2 gồm hồ Cây Mưng (CM), Tân Miếu (TM), kênh Ngự Hà (NH) có cùng mức ô nhiễm, nhưng cao hơn so với các hồ nhóm 1 (p < 0,05). Các hồ-kênh bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng: nồng độ N-NO2- khoảng 0,01 - 0,21 mg/L và không thỏa mãn loại B2; nồng độ N-amoni khoảng 0,02 - 3,86 mg/L và đa số không thỏa mãn loại B1; nồng độ P-PO43- khoảng 0,03 - 2,21 mg/L, TN và TP tương ứng khoảng 0,55 - 4,86 mg/L và 0,04 ¸ 2,97 mg/L. Về mức ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, có thể chia thành 3 nhóm hồ-kênh với mức ô nhiễm TN tăng dần (p < 0,05) theo thứ tự: nhóm 1 (hồ Đ, TB, TT, TM, XT, TH), nhóm 2 (hồ KTN và kênh NH – vị trí NH1) và nhóm 3 (hồ CM và kênh NH – vị trí NH2). Hầu hết các hồ-kênh khảo sát đều ở mức siêu phú dưỡng khi đánh giá qua Chỉ số dinh dưỡng Carlson (TSI) và chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (TRIX). Vào đầu mùa khô (tháng 3, 4), đối với đa số các hồ-kênh, P là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối mùa khô (tháng 5, 6, 7), N lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0,05).

References

Trần Đức Anh Sơn, Vũ Hữu Minh, Hồ trong Kinh Thành Huế, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Số 2, Ban Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, (1993), 11 – 20.

Trần Đức Anh Sơn, Hệ thống thủy đạo Kinh Thành Huế trước đây, bây giờ và mấy điều kiến nghị, Tạp chí Sông Hương, Huế, 2008.

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng, Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi Trường, Tập 3,4: Chất lượng nước, Hà Nội, 2002.

Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Hoàng Lộc, Điều tra đánh giá chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận, Báo cáo chuyên đề khoa học thuộc đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đô thị và vùng phụ cận và xây dựng biện pháp phòng chống ô nhiễm thành phố có quần thể di tích văn hóa thế giới”, Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường Thừa Thiên Huế, 1996.

Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Thái Long, Phạm Khắc Liệu, Đánh giá tải lượng chất thải đổ vào hồ và khả năng loại trừ các chất dinh dưỡng (N, P) của các hồ trong Kinh Thành Huế, Thông tin khoa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, tập 1 (11), (1999), 134 – 139.

Nguyễn Thị Cẩm Yến, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đề xuất giải pháp kiểm soát phú dưỡng của nước hồ trong Kinh Thành Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường và Bảo vệ Môi Trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2010.

APHA, AWWA, WEF, Standard methods for the examination of water and wastewater, 20th edition, Washington DC, USA, 1999.

Carlson, R.E. and J. Simpson, A coordinator’s Guide to Volunteer Lake Monitoring Methods, North American Lake Management Society, No. 1, (1996), 96.

Vascetta M., Kauppila P., Furman E., Indicating europhication for sustainability considerations by the trophic index TRIX, Finnish Evironment Institute (SYKE), 2004.

World Health Organization, European Commission, Eutrophication and health, Office for Official Publication of the European Communities, Luxembourg, 2002.

Published

2013-03-22