NGHIÊN CỨU NẤM MỐC CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI TINH BỘT PHÂN LẬP TỪ AO NUÔI TÔM Ở ĐẦM SAM – CHUỒN, THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh làm sạch ao nuôi tôm, từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam – Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, các chủng nấm mốc có hoạt lực phân giải tinh bột đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng nấm mốc trong các mẫu bùn ao nuôi tôm khá cao, từ 0,54 x 106 đến 2,45 x 106 CFU/g, ngoại trừ mẫu bùn ao đất PA1 với 12,65 x 106 CFU/g. Phân lập được 53 chủng nấm mốc có khả năng phân giải tinh bột và chọn được hai chủng MA20 và M102 có hoạt tính amylase mạnh. Trong môi trường Czapeck dịch thể với nguồn carbon là tinh bột, nuôi cấy lắc sau 96 giờ:
- Chủng MA20 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là NaNO3, pH 6,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là gelatine.
- Chủng M102 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là KNO3, pH 5,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là NaNO3.
References
Ngo Thi Tuong Chau, Pham Huu Quang, Pham Thi Ngoc Lan, Masaru Matsumoto and Ikuo Miyajima, Identification and Characterization of Pseudomonas sp. P9 Antagonistic to Pathogenic Vibrio spp. Isolated from Shrimp Culture Pond in Thua Thien Hue-Viet Nam, J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 56(1), (2011), 23-31.
Nguyễn Chính, Một số suy nghĩ về vấn đề nuôi tôm Sú (P. monodon) bền vững ở Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (2004), 75-78.
Chua T.E., Paw J.N., and Guarin F.Y., The environmental impact of aquaculture and the effects of pollution on coastal aquaculture development in Southeast Asia. Mar. Poll. Bull., 20(7), (1998), 335-343.
Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Phạm Văn Ty, Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, 1978.
Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh HIền, Phạm Văn Ty, Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 3, 1978.
Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Lê Tấn Hưng, Trương Thị Hồng Vân, Trần Thạnh Phong, Nghiên cứu sản xuất chế phẩm VEM dùng trong nuôi trồng thủy sản, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (2004), 911-917.
Lại Thúy Hiền, Đỗ Thu Phương, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Phạm Thị Hằng, Đặng Phương Nga, Nghiên cứu biến động số lượng vi sinh vật và lựa chọn một số vi khuẩn có ích từ nước ao nuôi tôm công nghiệp Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr. 1014-1017.
Lại Thúy Hiền và cộng sự, Khảo nghiệm một số chế phẩm sinh học trong việc xử lý các hồ nuôi tôm bị ô nhiễm tại Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả đề tài cấp tỉnh năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2007.
Phan Thị Tuyết Minh, Lê Thị Thanh Xuân, Lý Kim Bảng, Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn phân giải tinh bột và protein phân lập từ các đầm nuôi tôm, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr. 996-1013.
Sakami T., Fujioka Y. and Shimoda T., Comparison of microbial community structures in intensive and extensive shrimp culture ponds and a mangrove area in Thailand, Fish. Sci., 74(4), (2008), 889-898.
Verschuere L., Rombaut G., Sorgeloos P. and Verstraete W., Probiotic bacteria as control agents in aquaculture, Microbiol. Mol. Biol., 64, (2000), 655-671.