ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ CÓ LỚP ĐỆM NGẬP NƯỚC
Abstract
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải nuôi tôm bằng hệ thống lọc sinh học có lớp đệm ngập nước sử dụng vật liệu bám là sợi acrylic ở các tải trọng hữu cơ khác nhau. Sau khi khởi động hệ thống, cho thích nghi với môi trường có độ muối tăng dần từ 0 - 15‰, thích nghi với nước thải nuôi tôm, khả năng xử lý của bể lọc sinh học ở các tải trọng hữu cơ khác nhau đã được khảo sát. Bể phản ứng có khả năng xử lý tốt nước thải nuôi tôm sú giống và nuôi tôm trên cát với hiệu suất loại COD đạt 73,7% và hiệu suất loại NH4-N đạt 97,4% ở tải trọng 1,2 kg-COD/m3/ngày, cho COD đầu ra đạt yêu cầu xả thải theo cột A, QCVN 24:2009/BTNMT. Hiệu suất xử lý COD giảm dần khi tải trọng hữu cơ tăng, tuy nhiên ngay cả ở tải trọng 1,5 kg-COD/m3/ngày, đa số đầu ra vẫn đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn xả thải nói trên. Mức độ sinh bùn quan sát được khá thấp, chỉ 0,7 g-SS/ngày hay 0,4 g-SS/g-COD bị xử lý, liên quan đến sự hiện diện của các vi sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn vi khuẩn, tạo ra chuỗi thức ăn trên lớp bùn dính bám.
Từ khóa: nước thải nuôi tôm, SAFB, lọc sinh học, xử lý.
References
. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê, Website: www.gso.gov.vn (truy cập ngày 20/4/2011).
. Claude E. B., Better Management Practices for Marine Shrimp Aquaculture. In Environmental Best Management Practices for Aquaculture, Edited by Craig S. T. and John A. H. John Wiley & Sons, Inc., (2008), 227-260.
. Công ty Cổ phần Trường Sơn, Kỹ thuật quản lý hồ nuôi tôm, Website http://truongsonjsc.com.vn/new.aspx?ID=89 (Truy cập ngày 28/4/2011).
. Bùi Đắc Thuyết, Xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh: Các giải pháp sinh học và định hướng nghiên cứu, Website: http://www.ria1.org/uploads/xulynuocthaitucacaonuoitomthamcanh-buidacthuyet.pdf (Truy cập ngày 3/4/2009).
. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, Nước nuôi thủy sản: Chất lượng và biện pháp cải thiện chất lượng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
. Nabizadeh R. and Mesdaghinia A., Behavior of an Aerated Submerged Fixed-Film Reactor (ASFFR) under Simultanous Organic and Ammonium Loading, J. Environ. Qual., 35, (2006), 742 - 748.
. Phan Thị Hồng Ngân, Huỳnh Thị Phúc, Phạm Khắc Liệu, Nghiên cứu thích nghi bùn hoạt tính với môi trường có độ muối cao nhằm áp dụng xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 24 (58), (2010), 97-106.
. APHA, AWWA, WEF, Standard methods for the examination of water and wastewater, 20th edition, Washington DC, USA, 1999.
. Kanda J., Determination of ammonium in seawater based on indophenol raction with o-phenylphenol (OPP), Water Research, 29 (12), (1995), 2746 - 2750.
. Trịnh Thị Giao Chi, Nghiên cứu xử lý nước thải lò mổ đã qua keo tụ sơ bộ bằng quá trình lọc sinh học hiếu khí có lớp đệm ngập nước (SAFB), Luận văn Thạc sĩ Khoa học Khoa học Môi trường và Bảo vệ Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2008.