PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VÙNG CAO VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở XÃ HƯƠNG LỘC, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Hoàng Huy Tuấn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Trong nhiều thập kỷ qua, sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp (NLKH) đang được đẩy mạnh tại nhiều vùng của Việt Nam, đặc biệt là vùng cao. Thực tiễn cho thấy NLKH là một trong trong những phương thức thích hợp trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng đa dạng và bền vững. Hương Lộc là xã thuộc huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất NLKH và các mô hình NLKH ở đây có thể được chia thành 3 nhóm chính: (1) Rừng-Vườn-Ao-Chuồng; (2) Rừng-Vườn-Ao; và (3) Rừng-Vườn. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa ba mô hình đó là khác nhau về sự sắp xếp về mặt không gian của các loài cây trồng, tuy nhiên giữa mô hình 2 và 3 không có sự sai khác. Việc ra quyết định của hộ gia đình trong việc xây dựng các mô hình NLKH chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Đất đai và kiến thức của hộ gia đình là nhân tố chính dẫn đến sự khác nhau về việc quyết định chọn các loài cây ăn quả giữa mô hình 1 với 2 mô hình còn lại. Nguồn nước là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự khác nhau về thành phần vật nuôi (nuôi cá) giữa mô hình 3 với mô hình 1 và 2. Thị trường là yếu tố quyết định đến việc thay đổi cơ cấu cây ăn quả trong mô hình 1.

Từ khóa: Đất đai, Hộ gia đình, Nguồn nước, Nông lâm kết hợp, Thị trường.

References

. Nair, P.K.R., Classification of agroforestry systems, Agroforestry Systems, 3, (1985), 97-128.

. Rudebjer PG, Temu AB và Kung’u J, Developing Agroforestry Curricula: A Practical Guide for Academic Institutions in Africa and Asia, World Agroforestry Centre. Bogor, Indonesia, 2005.

. UBND xã Hương Lộc, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, 2010.

Published

2013-03-26