NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG PROTEIN DỰ TRỮ Ở MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI (Citrus grandis L.) BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS
Abstract
Nghiên cứu đa dạng di truyền của các giống bưởi thu thập tại Thừa Thiên Huế bằng kỹ thuật điện di SDS cho thấy các loại đệm khác nhau đều có khả năng tạo ra các băng protein đa hình trên hình ảnh điện di, đệm Hirata cho phổ điện di có số băng nhiều nhất (từ 17-23 băng tùy theo giống). Trong số 67 băng protein thu được từ 6 đệm khác nhau có 34 băng giống nhau ở tất cả các mẫu nghiên cứu. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy giống bưởi Thanh du có giá trị H0 cao nhất (5,00) còn giống bưởi Thanh trà thấp nhất (1,60). Trong 15 giống bưởi nghiên cứu, bưởi Thanh trà có sự đa dạng di truyền cao nhất, thể hiện qua giá trị HEP (0,93) và SENA (13,10) cao nhất. Các giống bưởi nghiên cứu có hệ số tương đồng Jaccard giao động từ 0,65-0,96. Giản đồ phả hệ của 15 giống được xây dựng nhờ thuật toán UPGMA dựa trên hệ số Jaccard cho thấy bưởi được chia thành 2 nhóm, nhóm A gồm 10 giống (độ tương đồng khoảng 75%) và nhóm B gồm có 5 giống có độ tương đồng cao hơn (khoảng 85%).
Từ khóa: bưởi (Citrus grandis L.), đa dạng di truyền, điện di SDS, hệ số tương đồng, thừa Thiên Huế.
References
. Đoàn Nhân Ái, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hà, Tuyển chọn cây đầu dòng của một số cây ăn quả có giá trị cao ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2007.
. Nguyễn Hữu Thuần Anh, Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Đức Huy, Nghiên cứu đa dạng protein dự trữ của một số giống đậu tương (Glycine max L.) bằng kỹ thuật điện di SDS trên polyacrylamide gel. Tạp chí Khoa học-Đại học Huế 37, (2007), 15-22.
. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành Hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
. Nguyễn Xuân Thụ, Nguyễn Hoàng Tỉnh, Lê Trần Vinh, Xây dựng cây phát sinh của một số giống bưởi trồng của Việt Nam bằng chỉ thị RAPDs. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, (2004), 253-256.
. Nguyễn Thanh Tường, Võ Công Thành, Nguyễn Bảo Vệ, Khả năng chịu mặn và đa dạng di truyền protein dự trữ của một số giống lúa trồng ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu long. TC khoa học, ĐH Cần Thơ, (2005), 49-57.
. Arakawa T, Chong DKX, Merritt JL, Langridge WHR, Expression of cholera toxin B subunit oligomers in transgenic potato plants. Trans Res 6, (1997), 403-413.
. Handa T, Ishizawa Y, Oogaki C, Phylogenetic study of fraction I protein in the genus Citrus and its close related genera. Jpn J Genet 61, (1986), 15-24.
. Holloway PJ, Arudel PH, High-resolution two-dimension electrophoresis of plant protein. Analyt Bioche 172, (1988), 8-15.
. Kang TJ, Loc NH, Jang MO, Jang YS, Kim YS, Seo JE, S YM, Expression of the B subunit of E. coli heat-labile enterotoxin in the chloroplasts of plants and its characterization. Trans Res 12, (2003),
. Koltunow AM, Hidaka T, Robinson SP, Accumulation of seed storage proteins in seeds and in embryos cultured in vitro. Plant Physiol 110, (1996), 599-609.
. Kyndt T, Dung TN, Goetghebeur P, Toan HT, Gheysen G, Analysis of ITS of the rDNA to infer phylogenetic relationships among Vietnamese Citrus accessions. Genet Resour Crop Evol 57, (2010), 183-192.
. Nei M, Estimation of average heterozygosity and genetic distance from a small number of individuals. Genetics 89, (1978), 583-590.
. Rahmanz MM, Hirata Y, Gentic diversity in Brassica species using SDS-PAGE analysis. Journal of Biological Sciences 4(2), (2004), 234-238.
. Thanh VC, Hirata Y, Seed storage protein diversity of three rice species in the Mekong Delta. Biosphere Conservation 4, (2002), 59-67.