HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Abstract
Trong xu thế hội nhập và phát triển có tính chất toàn cầu hóa như hiện nay, hôn nhân và gia đình được đánh giá là một trong những mối quan hệ phổ biến và tương đối phức tạp, đặc biệt là các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là các quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác điều chỉnh các mối quan hệ này còn bộc lộ khá nhiều bất cập chẳng hạn như việc quản lý hoạt động môi giới hôn nhân hay trong những trường hợp thực hiện việc ủy thác tư pháp; công nhận các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam,… Do đó, điều cần thiết là phải không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam nói chung và phụ nữ, trẻ em – những đối tượng yếu thế trong các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
References
. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 68/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, 2002.
. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 150/2005/NĐ- CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, 2005.
. http://www.gdtd.vn/channel/2774/201107/Bao-dong-hon-nhan-voi-nguoi-nuoc-ngoai-qua-moi-gioi-1948772/
. Trần Thị Kim Xuyến, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan, Tạp chí Xã hội học, số 1(89), 2005.