THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VỚI SỰ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN

Authors

  • Lê Bình Phương Luân Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một phái thiền do Trần Nhân Tông sáng lập phát triển, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Việt Nam cả về mặt lý luận lẫn về tổ chức. Ông đã mang lại cho Phật giáo Việt Nam khuynh hướng nhập thế tích cực, gắn liền với dân tộc, với đất nước. Dưới thời của ông nền độc lập không những được giữ vững, mà lãnh thổ của dân tộc còn mở rộng về phía Nam, tạo tiền đề cho công cuộc Nam tiến sau này. Tiếp nhận vùng đất mới, dường như các chúa Nguyễn cũng đã tiếp nhận, kế thừa tinh thần, tư tưởng của các bậc tiền nhân. Các chúa Nguyễn đã tiếp tục công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Đồng thời các chúa Nguyễn cũng tiến hành chấn hưng Phật giáo, lấy Phật giáo làm nền tảng tư tưởng để thu phục nhân tâm, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong nói riêng và Phật giáo Việt Nam sau này.

References

. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2006.

. Trương Văn Chung, Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

. Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb. Thành phố, 1995.

. Trần Văn Giàu, Triết học và tư tưởng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1988.

. Nguyễn Hùng Hậu, Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

. Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

. Nguyễn Quan Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2001.

. Thơ văn Lý Trần, tập 2, Quyển Thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.

. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 3, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992.

Published

2013-03-26