VẤN ĐỀ NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX
Abstract
Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu có những quan điểm tiếp cận và có những quan niệm khác nhau về nhân vật. Xuất phát từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đã xây dựng một thế giới nhân vật mới mẻ và phong phú. Thế giới nhân vật ấy đã thực sự phá vỡ khung cấu trúc của nhân vật truyền thống. Bài viết đi sâu tìm hiểu một số dạng nhân vật thường gặp để thấy sự đa dạng trong việc xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ này: Nhân vật đa diện, nhân vật tự nhận thức, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt...
Đa dạng hóa các “kiểu hình” nhân vật, các nhà văn thể hiện khả năng phát hiện và phản ánh một cách chân thực, sinh động sự phức tạp của hiện thực đời sống, cũng như số phận con người.
Từ khóa: nhân vật, đổi mới, nhân vật đa diện, nhân vật tự nhận thức, nhân vật tha hóa, …
References
. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.
. [Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình, Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Chương trình KHCN cấp Nhà nước, đề tài KX – 07, Hà Nội, 1995.
. Nhất Hạnh, Trái tim của Bụt, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005.
. Hoàng Ngọc Hiến, Đọc Cơ hội của Chúa (in đầu tác phẩm), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
. Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ – phong cách – thi pháp học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.
. Trần Đức Thảo, Vấn đề con người và chủ nghĩa “Lý luận không có con người”, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1989.
. Đoàn Cầm Thi, Từ nhật ký đến hậu trường văn học, in trong Cơ hội của Chúa, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
. Nhiều tác giả, Số phận của tiểu thuyết (Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ dịch), Nxb. Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, 1983.