THA NHÂN HIỆN SINH TRONG “LỜI KỸ NỮ” CỦA XUÂN DIỆU
Abstract
Tư duy thơ Xuân Diệu có nét tương đồng với tư duy triết học của các nhà Hiện sinh ở châu Âu thế kỷ XX. Tha nhân, một cách lý giải về sự tồn tại của con người trong cõi trần ai với nỗi cô đơn không thể chia sẻ cùng ai ở bài thơ Lời kỹ nữ cũng chính là một trong những chủ đề được nhiều nhà Hiện sinh quan tâm. Tha nhân trong bài thơ Lời kỹ nữ xuất hiện dưới nhiều diện mạo khác nhau, nhưng yếu tố xâu chuỗi tất cả những hình ảnh ấy là nỗi buồn, sự cô đơn. Xem xét bài thơ dưới góc độ tha nhân, một trong những chủ đề của triết học Hiện sinh, khiến chúng ta có thể hiểu và lý giải sâu hơn về giá trị của tác phẩm nàyReferences
(1). J.P.Sartre: Hiện Sinh - Một nhân bản thuyết, Thụ Nhân dịch, NXB Thế Sự, Sài Gòn, tái bản lần thứ 3, 1968, tr.43.
(2). Dẫn theo Trần Thái Đỉnh: Triết học Hiện Sinh, NXB Thế giới mới Sài gòn, 1968, tr.335.
(3). E.Mounier: Những chủ đề của thuyết Hiện Sinh, bản dịch của Thụ Nhân, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn, 1970, tr.129.
(4). Lê Thành Trị: Hiện tượng luận về Hiện Sinh, NXB Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1974, tr.277.
(5). E.Mounier: Những chủ đề của thuyết Hiện Sinh, bản dịch của Thụ Nhân, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn, 1970, tr.151.
(6). Nguyễn Hữu Vui chủ biên: Lịch sử Triết học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.549.
(7). Lưu Khánh Thơ: Cái “tôi” trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng, Tạp chí văn học, số 10, 1994.
(8). Lý Hoài Thu: Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Văn học, số 5 - 1995.
(9). Lý Hoài Thu: Nỗi buồn và sự cô đơn… Bđd.