PHÂN TÍCH CHỈ SỐ KHÁC BIỆT THỰC VẬT (NDVI) CỦA ẢNH VIỄN THÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHE PHỦ THỰC VẬT RỪNG GIAI ĐOẠN 2005-2011 TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Hệ sinh thái rừng đầu nguồn sông Hương có một vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân thành phố Huế và cộng đồng các dân cư ở hạ nguồn, không chỉ cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhà máy thủy điện Bình Điền mà còn bảo vệ mùa màng, chống xói mòn, cung cấp lâm sản ngoài gỗ,v.v...Việc đánh giá biến động lớp che phủ thực vật rừng theo thời gian có khả năng phục vụ theo dõi giám sát hệ sinh thái rừng, xây dựng chiến lược quản lý, đưa ra quy hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hợp lý. Đánh giá biến động che phủ thực vật rừng được thực hiện trên cơ sở phân tích chỉ số khác biệt thực vật (Normalized difference vegetation index-NDVI) ảnh viễn thám Landsat ETM + năm 2005 và 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy lớp che phủ thực vật rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) đầu nguồn sông Hương có sự suy giảm về diện tích, diện tích rừng mất đi do làm hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Bình Điền với diện tích khoảng 496,8 ha, tuy nhiên chất lượng rừng có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện giá trị NDVI cực đại tăng từ 0,78 (năm 2005) lên 0,89 (năm 2011).References
Phạm Văn Cự. Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ biến đổi sử dụng đất tại Thái Bình. Tuyển tập các công trình khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý- Địa chính. Hà Nội, 09/2006, Tr.339-407.
Campbell, J. B,. Introduction to Remote Sensing. 3rd edition, New York, 2002.
Jensen, J. R. Remote sensing of the environment: An earth resource perspective. Prentice – Hall, New York, 1990.
Nguyễn Văn Lợi. Sử dụng ảnh Landsat ETM + và kỹ thuật GIS để đánh giá hiện trạng rừng trồng ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học và công nghệ. Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2012, Tr. 206-210.
Published
2014-02-27
Issue
Section
Khoa học Tự Nhiên