TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH
Abstract
Triết lý phát triển giáo dục Hồ Chí Minh là những luận điểm, những mệnh đề, những tư tưởng cốt lõi nhất của Người về mục tiêu, bản chất, động lực, nội dung, khuynh hướng của sự vận động, phát triển của nền giáo dục cách mạng phù hợp với đặc điểm văn hoá, xã hội Việt Nam. Triết lý phát triển ấy là ánh sáng soi đường, vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, kho tàng triết lý ấy cần được tiếp tục khai thác nhằm xây dựng cơ sở lý luận có tính chất nền tảng, kim chỉ nam của triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại, góp phần vào nội dung của chủ thuyết phát triển Việt Nam đang được đầu tư nghiên cứu.References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2005.
Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Trịnh Văn Chính – Nguyễn Anh Quốc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Tạp chí Triết học, số 3/2003.
Phạm Minh Hạc, Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
Published
2015-04-15
Issue
Section
Khoa học Xã hội và Nhân văn