KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MÀU PHẨM NHUỘM CỦA THAN BÙN THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Tóm tắt. Nghiên cứu xử lý màu trong nước thải bằng các vật liệu hấp phụ giá thành thấp, thân thiện với môi trường đã và đang là đối tượng được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Bài báo này tập trung đánh giá khả năng hấp phụ màu phẩm nhuộm trong dung dịch nước bằng than bùn Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy than bùn Thừa Thiên Huế có thành phần khoáng chủ yếu là dạng Quartz (SiO2 chiếm tới 78,8%) và chứa rất ít tạp chất khác; cấu trúc than bùn có dạng xốp, nhiều lỗ rỗng; pHPZC= 3,85- 3,9. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình hấp phụ màu, kết quả cho thấy than bùn dạng S có mức hấp phụ màu tối ưu tại pH= 3,7, t= 90 phút, cỡ hạt d=0,15- 0,22mm, liều hấp phụ 0,5g/50mL ở nhiệt độ 28oC. Hiệu suất loại màu phẩm nhuộm DV nồng độ 50mg/L đạt 79% về độ màu và 50% về COD, tuân theo mức B của QCVN 13:2008/BTNMT. Các phẩm màu khác (DB, DY và DR) có hiệu suất loại màu thấp hơn 50% và loại COD thấp hơn 50%. Đồng thời, quá trình hấp phụ màu của than bùn là hấp phụ hoá học và tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2 (loại 2). Hấp phụ màu của các phẩm nhuộm phân tán gốc azo (DB, DV, DY, DR) tuân theo đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Tempkin.
Từ khóa: phẩm nhuộm, than bùn, hấp phụ, nước thải.
References
. Baes A. U., Bloom P.R., Diffuse Reflectance and Transmission Fourier Transform Infrared (DRIFT) Spectroscopy of Humic and Fulvic Acids, Soil Scien. Soc., 53, (1989), 695-700.
. Choi Y.S., Cho H.H., Color removal from dye wastewater using Vermiculite, Environmental technology, Vol. 17, No. 11, (1996), 1169-1180.
. Madhavakrishnan S., Adsorption of crystal dye from aqueous solution using Ricinus Communis pericarp carbon as an adsorbent, E-Journal of Chemistry, Vol. 6, No.4, (2009), 1109-1116.
. Muhamad A.R., Shehadeh I., Ahmed A. and Al-Zamly A., Removal of methylene blue from aqueous solution by using gypsum as a low cost adsorbent, Journal of World Academy of Science, Engineering and Technology, Vol. 55, (2009), 608-613.
. Trần Văn Nhân, Ngô Thi Nga, Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
. Pak D., Chang W., Decolorizing dye wastewater with low temperature catalytic oxidation, Water Scientific Technology, Vol. 40, 4(5), (1999), 115-121.
. Ramakrishnan M., Nagarajan S., Utilization of waste biomass for the removal of basic dye from water, World Applied Sciences Journal (Special Issue for Environment), Vol. 5, (2009), 114-120.
. Hoang Trong Sy, Dinh Quang Khieu, Sorption of Cr(VI) from aqueous solution by peat, Journal of Chemistry, Vol. 48 (4), (2010), 521-526.
. Sivarajasekar N., Baskar R., Balakrishnan V., Biosorption of an azo dye from aqueous solution onto Spirogyra. Journal of the University of Chemical Technology and Metallurgy, Vol. 44, No. 2, (2009), 157-164.
. Somasekhara Reddy M.C., Removal of direct dye from aqueous solution with an adsorbent made from tamarind fruit shell, an agricultural solid waste, as a biosorbent, Journal of Scientific & Industrial Research, Vol. 65, (2006), 443-446.