PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KẾT HÔN VỚI ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Abstract
Hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì những vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ khuynh hướng phát triển loại hình này. Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình hiện tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam – Đài Loan và Hàn Quốc qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hôn nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết sẽ cố gắng cập nhật các kiến thức về khuynh hướng hôn nhân quốc tế trong khu vực, phân loại kiểu hôn nhân quốc tế hiện có và các thống kê quan trọng của các mối quan hệ trong một bức tranh tổng thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường hợp cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Cuối cùng, bài viết sẽ trình bày một số kiến nghị với chính phủ, chính quyền địa phương, các cô dâu Việt Nam, và gia đình có con gái làm dâu nước ngoài nhằm mục đích cải thiện hiệu quả kinh tế-xã hội và giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân quốc tế
References
Hoàng Bá Thịnh, (2009), “Thị trường hôn nhân quốc tế trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và tác động đến sự phát triển xã hội.
Ngô Văn Lệ, (2007), “Hôn nhân từ khía cạnh văn hóa”.
Nguyễn Ngọc Tuyền, (2010), “Nhìn lại vấn đề hôn nhân quốc tế thương mại hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc”
Nguyễn Thị Hồng Xoan, (2005), “Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với Đài Loan-một cái nhìn từ Đài Loan”.
Lê Văn Nuôi (2006), Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Báo tuổi trẻ
Phạm Thị Thùy Trang, (2005),”Định hướng dư luận xã hội tại ĐBSCL về việc lấy chồng Đài Loan”.
Sở tư pháp Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp
Trần Giang Linh, (2009), “Đóng góp của phụ nữ kết hôn với người nước ngoài đối với gia đình nông thôn Việt Nam”.
Trần Thị Kim Xuyến, (2005), “Nguyên nhân phụ nữ ĐBSCL kết hôn với người Đài Loan”.
Uledov, A.K (1960), “Public Opinion as the Subject of Social Science Research”, American Behavioral Scientist, Vol. 3, No. 6, pp. 21-35