Năng lực tri nhận nghĩa thán từ nguyên dạng của người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ thông qua chuyển ngữ

Authors

  • Phạm Thi Hồng Nhung Ban Giám hiệu - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Abstract

Thán từ là phương tiện ngữ dụng phổ quát được dùng để diễn tả cảm xúc, tình cảm và thái độ của con người trong mọi ngôn ngữ và văn hóa. Thán từ nguyên dạng mang tính đại diện cho hệ thống thán từ của một ngôn ngữ, có sự đa dạng về nghĩa cũng như chức năng. Do thán từ nguyên dạng không phải là âm tự nhiên nên người học ngôn ngữ đặc biệt là học ngoại ngữ cần được phát triển kiến thức về thán từ, nhất là thán từ nguyên dạng trong ngôn ngữ đích.  Nghiên cứu này khảo sát mức độ tri nhận nghĩa của 53 khách thể là người Việt sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ đối với 10 thán từ nguyên dạng phổ biến trong tiếng Anh thông qua hoạt động chuyển ngữ các phát ngôn và trích đoạn hội thoại có chứa các thán từ này. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự cần thiết phải lồng ghép giảng dạy thán từ một cách hệ thống và đầy đủ hơn trong quá trình phát triển ngữ năng thứ hai cho người học ngoại ngữ.

References

Ameka, F. (1992a). Interjections: The universal yet neglected part of speech. Journal of Pragmatics, 18, 101-118.

Ameka, F. (1992b). The meaning of phatic and conative interjections. Journal of Pragmatics, 18, 245-271.

Ameka, F. (1994). Interjections. Trong R.E. Asher (Ed.) The encyclopedia of language and linguistics (pp. 1712-1715). Oxford: Pergamon Press.

Cruz, M. (2009). Towards an alternative relevance-theoretic approach to interjections. International Review of Pragmatics, 1, 182-206.

Cuenca, M. J. (2000). Defining the indefinable? Interjections. Syntax, 3, 29-44.

Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp Việt Nam. NXB Giáo dục. Hà Nội.

Goddard, C. (1998). Semantic analysis. USA: Oxfrod University Press.

Goffman, E. (1981). Forms of talk. Oxford: Blackwell.

Heritage, J. (1998). Oh-preface responses to inquiry. Language and Society, 27(3), 291-334.

Li, C. (2005). A cognative-pragmatic account of interjections. US-China Foreign Language, 3(9), 65-70.

Meng, K., & Schrabback, S. (1999). Interjections in adult-child discourse: The case of German HM and NA. Journal of Pragmatics, 31,1263-1287.

Nguyễn Đức Dân (2000). Ngữ dụng học. NXB Giáo dục. TP Hồ Chí Minh.

Norrick, N. R. (2009). Interjections as pragmatic markers. Journal of Pragmatics, 41, 866-891.

O’Connell, D. C., & Kowal, S. (2005). Where do interjections come from? A psycholinguistic analysis of Shaw’s Pygmalion. Journal of Psycholinguistic Research, 34(5), 497-514.

Reber, E. (2011). Interjections in the EFL classroom: teaching sounds and sequences. ELT Journal, 65(4), 365-375.

Tayebi, T. (2011). I will wow you! Pragmatic interjections revisited. Studies in Literature and Language, 2(1), 57-67.

Wharton, T. (2003). Interjections, language, and the “showing/saying” continuum. Pragmatics & Cognition, 11(1), 39-91.

Wierzbicka, A. (1992). The semnatics of interjections. Journal of Pragmatics, 18, 157-192.

Wiggins, S. (2002). Talking with your mouth full: gustatory Mmms and the embodiment of pleasure. Journal of Research on Language and Social Interaction, 35(3), 311-336.

Wilkins, D. (2000). Interjections as deictics. Journal of Pragmatics, 18, 119-158.

Published

2013-02-12