NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TRẺ SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
Abstract
Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi giảng viên phải nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm theo hướng sư phạm tích cực và năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục. Trong môi trường dạy học ở đại học, giảng viên trẻ (từ 35 tuổi trở xuống) chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau: trước hết là mục tiêu, nội dung, phương pháp... dạy học và nghiên cứu khoa học ứng với năng lực, sở trường của bản thân; tiếp đến là các nhân tố bên ngoài như: cán bộ quản lí giáo dục; giảng viên có thâm niên, chuyên gia, nhà khoa học; đồng nghiệp; bài giảng, người học; nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng kết quả đào tạo ở ngoài xã hội; môi trường khoa học công nghệ; môi trường kinh tế - xã hội. Liên quan đến các nhân tố tác động, có các giải pháp được xác định để bồi dưỡng năng lực cho giảng viên trẻ ở các trường đại học.
References
. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020, Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT, ngày 13/12/2011, Hà Nội, 2011.
. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005, Hà Nội, 2005.
. Trường Đại học Sài Gòn, Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc, Chuyên san của Tạp chí Đại học Sài Gòn, 5/2010.