ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH HÀ TĨNH

Tóm tắt

Tóm tắt. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM) thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Rừng ngập mặn Hà Tĩnh có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS). TVNM có nhiều giá trị sử dụng, bao gồm dược liệu (18 loài), cho gỗ (9 loài), làm thực phẩm (4 loài), cho sợi (4 loài), cho tanin (4 loài), làm cảnh (2 loài) và cho công dụng khác (1 loài). Hiện nay, rừng ngập mặn đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động kinh tế- xã hội. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Do đó, thông qua khảo sát thực tế, ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS, nghiên cứu này xác định được diện tích rừng ngập mặn Hà Tĩnh mất đi là 1.392,79 ha trong giai đoạn 2000- 2012. Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn Hà Tĩnh chỉ còn lại 775,83 ha.

Từ khóa: Đa dạng loài, GIS, hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, viễn thám.

https://doi.org/10.26459/jard.v108i9.2917