NGHIÊN CỨU TÍNH CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA Ở GIAI ĐOẠN MẠ

Tóm tắt

Thí nghiệm được tiến hành với 12 giống lúa, trong đó giống IR29 là giống chuẩn nhiễm mặn và giống Pokkali là chuẩn kháng mặn. Thí nghiệm thanh lọc mặn trong phòng được tiến hành theo qui trình của IRRI (1997) với 5 nồng độ muối khác nhau (0 dS/m, 4dS/m, 6dS/m, 8dS/m, 10dS/m). Sáu chỉ thị được sử dụng là RM140, RM223, RM493, RM8094, AP3143072 và S13927 nhằm nghiên cứu gen liên kết với tính chịu mặn, từ đó làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống lúa kháng mặn. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi độ mặn là 8 dS/m thì các giống tăng trưởng chậm lại, giống IR29 đã bị chết. Nồng độ muối tăng lên 10 dS/m thì hầu hết lá của các giống đều bị khô và cây chết hoàn toàn (điểm 9), trong khi đó giống Pokkali (chuẩn kháng mặn) được đánh giá ở điểm 5. Như vậy, chiều cao cây, số lá, chiều dài rễ, khối lượng tươi và khố lượng khô của cây lúa ở giai đoạn mạ giảm khi nồng độ muối tăng. Trong sáu chỉ thị sử dụng thì bốn chỉ thị là RM140, RM493, RM8094 và AP3143072 có liên kết chặt với vùng gen Saltol qui định tính chịu mặn, vì vậy có thể sử dụng những chỉ thị này trong chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (MAS – Marker assisted selection). Kết hợp biểu hiện kiểu hình và kiểu gen thì MNR3, OM5900 và CM2 là những giống có khả năng chịu mặn tốt ở nồng độ 8dS/m trong giai đoạn mạ.

https://doi.org/10.26459/jard.v108i9.2935