THANH LỌC MẶN GIAI ĐOẠN MẠ MỘT SỐ GIỐNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

Tóm tắt

Lúa ở giai đoạn mạ rất mẫn cảm với độ mặn. Bằng quy trình thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ của IRRI, 9 giống lúa hiện đang được trồng ở những vùng mặn trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được đánh giá khả năng chịu mặn và phân loại trên cơ sở so sánh với 2 giống chuẩn: Pokkali (chuẩn kháng) và IR29 (chuẩn nhiễm). Kết quả cho thấy thời gian sống sót, chiều cao cây và trọng lượng khô của cây mạ đều giảm khi độ mặn tăng. Ở giai đoạn mạ, các giống lúa nghiên cứu đều có khả năng sống sót được ở độ mặn dưới 8 dS/m, ở các nồng độ muối cao hơn, mức độ chống chịu của các giống khác nhau là khác nhau. Dựa trên các thông số phát triển của cây mạ, các giống lúa nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm lúa kháng mặn tốt gồm 3 giống: Pokkali, Hẻo rằn, TH5; Nhóm giống chống chịu trung bình gồm 5 giống: A69 – 1, Xi23, Nước mặn, Khang dân, HT1 và nhóm giống mẫn cảm gồm 3 giống:  IR29, DV108, IR28

https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3053