Tóm tắt
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà.
Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp.