XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA GEN KHÁNG RẦY NÂU (NILARPAVATA LUGENS STAL) Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA (ORYZA SATIVA L.)

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử STS BpE18-3 liên kết với gen bph1, chỉ thị KAM4 liên kết với gen bph2 và chỉ thị RG457 liên kết với gen bph10 để xác định sự hiện diện của 3 gen bph1, bph2 và bph10 trong các giống lúa IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước. Đây là những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu, đã được Trung tâm Tài nguyên Thực vật, viện Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội, đánh giá và xếp loại về khả năng kháng rầy. Các giống lúa này được đưa về trồng ở Thừa Thiên Huế vào vụ Hè Thu năm 2010, thông qua việc theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và phẩm chất, chúng tôi tiến hành thăm dò sự hiện diện của các gen kháng rầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước đều có sự diện diện của gen bph1. Ba giống IRRI 352, BG 367-2, Lốc Nước có sự hiện diện của gen bph2. Giống BG 367-2 có sự hiện diện của gen bph 10. Bốn giống lúa này là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển và lai tạo các giống lúa kháng rầy nâu, có năng suất cao ở Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: chỉ thị phân tử, gen kháng rầy nâu, lúa kháng rầy, quần thể rầy nâu.

https://doi.org/10.26459/jard.v75i6.3162