KẾT QUẢ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ LĂNG CHẤM (HEMIBAGRUS GUTTATUS LACÉPÈDE, 1803) TẠI QUẢNG BÌNH

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất giống để phát triển nuôi ở tỉnh Quảng Bình và góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Lăng chấm nói chung. Kết quả nghiên cứu cho thấy  kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá khi nuôi trong ao đất có chiều dài là 66 cm và khối lượng trung bình là 2,87 kg với cá cái; 74 cm và 3,53 kg với cá đực. Mùa vụ sinh sản cá Lăng chấm nuôi trong ao bắt đầu từ tháng 4 đến đầu tháng 6. Tỷ lệ thành thục cao nhất đạt 100% ở cá đực và 67% ở cá cái vào tháng 6. Tổ hợp chất kích thích  phù hợp để  sinh sản cá Lăng chấm là LRHa + Dom trong liều quyết định  hiệu quả nhất là (30μg LRHa + 6mg Dom)/kg cá cái. ở nhiệt độ 26 -280C, thời gian hiệu ứng của cá Lăng chấm là 22 - 25 giờ, tỷ lệ đẻ đạt 100%. Sức sinh sản thực tế của cá Lăng chấm từ 3.146 - 4.195 trứng/kg cá cái. Thời gian nở của trứng dao động từ 68 - 72 giờ ở nhiệt độ nước 26 - 28oC. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trung bình đạt 48,3 - 54,4% và 38,2 - 47,3%. Năng suất cá bột trung bình dao động từ 579 - 966 con/kg cá cái.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3C.3787
PDF
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Báu và ctv (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841). Báo cáo tổng kết đề tài
  2. Bộ Khoa học - Công Nghệ và môi trường (1992), Sách Đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội.
  3. Nguyễn Chung (2008), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Lăng Nha, cá Lăng Vàng, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Ngô Văn Ngọc (2002). Kết quả nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus Valenciennes, 1839). Tập san khoa học Kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, NXB Nông Nghiệp, (3), tr. 104-107.
  5. Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005). Kết quả nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Lăng nha (Mystus wyckioides Fang và Chaux, 1949). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, (1), tr. 46-50.
  6. Pravdin. L. F (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá (Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang, 1973). NXB Khoa học - Kỹ thuật.
  7. Nguyễn Đức Tuân và ctv (2005). Nghiên cứu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi, Báo cáo Hội thảo Khoa học Viện nghiên cứu NTTS1.
  8. Mai Đình Yên (1983). Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  9. Mai Đình Yên (1978). Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.