SỰ LƯU HÀNH VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LIÊN CẦU KHUẨN (STREPTOCOCCUS SPP.) Ở LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỤ ĐÔNG NĂM 2015

Tóm tắt

Tóm tắt: Giám sát sự lưu hành của liên cầu khuẩn Streptococcus spp. trên lợn khỏe đã được thực hiện tại các địa bàn huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang liên cầu khuẩn (Streptococcus spp.) trong dịch chân răng lợn khỏe được đưa vào giết mổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là cao với 73,17 % (30/41 mẫu). Trong đó, tỷ lệ này ở huyện Phong Điền là    86,67 % ; ở huyện Hương Thủy là 73,3 % và 54,55 % ở thị xã Hương Trà. Những chủng Streptococcus spp. phân lập được có hiện tượng kháng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh như penicillin và erythromycin   (100 %), tetracycline (72,09 %). Trong khi đó, các liên cầu này vẫn mẫn cảm với các loại kháng sinh oxacillin và rifampicin. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mang Streptococcus spp. cũng như tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này ở lợn nuôi tại các địa bàn lấy mẫu là đáng lưu ý. Việc định danh xác định các chủng liên cầu khuẩn gây bệnh chung giữa lợn và người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, sự tiềm tàng cũng như tính đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này trên lợn đưa vào làm thức ăn cho người cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm của liên cầu khuẩn lợn và bệnh do nó gây ra.

Từ khóa: Streptococcus spp., lưu hành, kháng kháng sinh, Thừa Thiên Huế

 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3832
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bùi Thị Hiền, Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Võ Thị Minh Tâm (2015), Sự lưu hành của liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis) trên một số địa bàn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vụ xuân – hè năm 2015, Khoa học Kỹ thuật Thú y , XXIII -2, 12-17.
  2. Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hoàng Sơn Hưng, Nguyễn Thị Lam, Thượng Thị Thanh Lễ, Phạm Đức Phúc, Lê Đình Phùng (2016), Xác định tính mẫn cảm kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ mẫu sữa ở bò bị bệnh viêm vú. Khoa học thú y, số 2, 2016, 46-51.
  3. Trần Đỗ Hùng, Trần Quốc Lập, Phạm Đức Thọ (2012), Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumonia và Hemophylus influenzae gây viêm phổi người lớn tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, Y học thực hành, số 3.
  4. Phạm Hồng Sơn (2012), Giáo trình vi sinh vật học thú y, chương Cầu khuẩn gram dương, tr. 80-82, Nxb. Đại học Huế.
  5. Lê Văn Tạo (2005), Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn, Khoa học kỹ thuật thú y, tập 12, số 3, 2005, 89-90.
  6. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn, biện pháp phòng trị, Nxb. Lao động Xã hội, 68-69.
  7. Phạm Ngọc Trung, Lê Hồ Tiến Phương, Tôn Hoàng Dũng (2013), Khảo sát nghiên cứu nguyên nhân gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bênh viện An Giang, Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An giang – Số tháng 10/2013.
  8. Chen L., Song Y., Wei Z., He H., Zhang A., and Jin M., Antimicrobial Susceptibility, tetracycline and erythromycin Resistance Genes, and Multilocus Sequence Typing of Streptococcus suis Isolates from Diseased Pigs in China. Journal of Veterinary Medical Science. 75(5): 583–587, 2013.
  9. Wertheim, H. F. L., Ho Dang Trung Nghia, Taylor, W., Schultsz, C. (2009), Streptococcus suis: An Emerging Human Pathogen. Emerging infections, CID 2009:48, 617.
  10. Ngo Thi Hoa, Tran Thi Bich Chieu, Tran Thi Thu Nga, Nguyen Van Dung, James Campbell, Pham Hong Anh, Huynh Huu Tho, Nguyen Van Vinh Chau, Bryant Juliet E., Tran Tinh Hien, Jeremy Farrar, Constance Schults (2011), Slaughterhouse pigs are a major reservoir of Streptococcus suis Serotype 2 capable of causing human infection in Southern Vietnam, Public Library of Science- PLoS ONE - Volume 6, Issue 3, e17943.
  11. Ngo Thi Hoa, Campbell, J., Nghia, Tran TB Chieu, Ho DT Nghia, Nguyen VV Chau, Nguyen TH Mai, Tran T Hien, Phan H Anh, Farrar, J., Wolbers, M., Schultsz, C., Baker, S. (2011), The antimicrobial resistance patterns and associated determinants in Streptococcus suis isolated from humans in southern Vietnam, 1997-2008. Bio Medical Central Infectious Diseases 2011, 11:6.
  12. Kirby W. M. M., Yoshihara G. M., Sundsted K. S., Warren J. H. (1956), Clinical usefulness of a single disc method for antibiotic sensitivity testing, Antibiotic Annual journal 892-7, 1956-1957.
  13. Marois, C., Bougeard, S., Gottschalk, M., Kobisch, M. (2004), Multiplex PCR assay for detection of Streptococcus suis species and serotypes 2 and 1/2 in tonsils of live and dead pigs, Journal of Clinical Microbiology, 42 (Pt. 7), 3169–3175.
  14. Patterson M.J., (1996), Medical Microbiology- 4th edition, Chapter 13 Streptococcus University of Texas Medical Branch at Galveston.
  15. Quinn P. J., Carter M. E, Markey B. K., Carter G. R. (1994), Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe publishing, Mosby- Year Book Europe Limited.