TÌNH HÌNH NHIỄM CRYPTOSPORIDIUM SPP. TRÊN BÒ TẠI XÃ PHONG SƠN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Tóm tắt

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân nhiễm Cryptosporidium spp. được phát hiện ngày càng nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh phổ biến ở những nơi có số lượng gia súc tập trung, kết hợp với địa hình có nhiều sông ngòi, ao, hồ…  Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tổng đàn trâu bò cao so với các xã trên địa bàn, có điều kiện địa lý thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Do đó, nghiên cứu về dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium spp. gây ra trên bò nhằm đánh giá nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho người và gia súc là cần thiết. Trong nghiên cứu này, 96 mẫu phân bò được thu thập và xét nghiệm bằng phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen và phương pháp phù nổi nhằm xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Cryptosporidium spp. theo các chỉ tiêu như độ tuổi và tình trạng phân, từ đó chọn những cá thể bò có cường độ nhiễm nặng để tiến hành điều trị.  Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở bò ≤ 6 tháng tuổi với 43,33 %, tiếp theo là 6 - 18 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 31,43 %, thấp nhất ở độ tuổi >18 tháng với 29,03 % (p > 0,05) với cường độ nhiễm chủ yếu tập trung ở mức “+++”. Tỷ lệ nhiễm ở bò bị tiêu chảy là 53,66 % và 20 % ở bò không tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị cho thấy sulfachloropyrazine đạt hiệu quả cao hơn toltrazuril, vì vậy có thể áp dụng liệu trình này để điều trị cho gia súc nhiễm ký sinh trùng.

Từ khóa: Cryptosporidium spp., Ziehl - Neensel, Phong Sơn, bò

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3848
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Gia Bảo (2014), Phong Điền: Hơn 55 tỷ đồng nâng cao chất lượng đàn bò, Báo Thừa Thiên Huế online.
  2. Nguyễn Thị Sâm, Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Lê Hứa Ngọc Lực, Nguyễn Văn Thoại (2007), Tình hình nhiễm Cryptosporidium spp. trên đàn bò ở một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên, bước đầu sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định thành phần loại, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 114, 36–40.
  3. Fayer R., Sawn M., Trout J.M. (2009), Cryptosporidium in cattle, CAB International.
  4. Fletcher S.M., Stark D., và Ellis J. (2011), Prevalence of gastrointestinal pathogens in Sub-Saharan Africa: systematic review and meta-analysis, J Public health Res, 2(2), 42–53.
  5. Isabel Villacoria, Johan I., Peeter E. E.V. (1991), Efficacy of Halofuginone Lactate against Cryptosporidium parvum in Calves, Antimicrob Agents Chemother, 35(2), 283–287.
  6. Korich D.G., Mead J.R., Madore M.S. (1990), Effects of ozone, chlorine dioxide, chlorine, and monochloramine on Cryptosporidium parvum oocyst viability, Appl Envir Microbiol, 56(5), 1423–1428.
  7. Lassen B., Järvis T. (2009), Eimeria and Cryptosporidium in Lithuanian cattle farms, Vet Med Zoot, 48, 24–28.
  8. Harshanie Abeywardena, Aaron R., Jex R.B.G. (2015), A Perspective on Cryptosporidium and Gairdia, with an Emphasis on Bovines and Recent Epodemiological Findings, Advances in Parasitology, 88, 243 - 301.
  9. Schnyder M., Kohler L., Hemphill A. (2009), Prophylactic and therapeutic efficacy of nitazoxanide against Cryptosporidium parvum in experimentally challenged neonatal calves, Vet Parasitol, 160(1–2), 149–154.
  10. White A.C., Cron S.G., Chappell C.L. (2016), Paromomycin in cryptosporidiosis, Clinical Infectious Diseases, 32 (10), 1516-1517.