ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI GIAI ĐOẠN 1-4 TUẦN TUỔI ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ

Tóm tắt

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi (chỉ số THI) giai đoạn úm gà con (1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi) đến khả năng ăn vào, sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của gà.  Thí nghiệm được tiến hành trên gà DABACO (từ 1 ngày tuổi) và lặp lại trên gà JAPFA, mỗi giống 1000 con được phân ngẫu nhiên vào 3 lô: thí nghiệm 1 (TN1); thí nghiệm 2 (TN2) và đối chứng (ĐC) với mức nhiệt độ được điều tiết ở 1, 2, 3 tuần tuổi tương ứng là TN1: 33 -35, 30-32, 29-31 oC; TN2: 30-33, 29-32, 27-29 oC và ĐC theo như cơ sở đang áp dụng. Ẩm độ chuồng úm điều chỉnh 50 - 75 %. Các yếu tố còn lại theo một quy trình như nhau đảm bảo các yếu tố đồng đều giữa các lô. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng, chỉ số nhiệt ẩm (THI) tăng lên và lượng ăn vào cũng tăng đến một giới hạn nhất định sau đó giảm dần. Lượng ăn vào và khối lượng cơ thể bình quân của gà cao nhất, chi phí thức ăn thấp nhất ở lô gà có chỉ số THI trung bình (TN2), còn các lô có THI cao (TN1) và lô có THI thấp (ĐC) là tương đương nhau và thấp hơn lô TN2. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô là tương đương nhau nhưng ở gà Japfa lô có THI thấp (ĐC) tỷ lệ nuôi sống thấp hơn rõ rệt. Như vậy vùng độ nhiệt thích hợp cho gà con 1 và 2 tuần tuổi tương ứng là 30 oC - 33 oC và 27 oC - 29 oC (giảm 2 oC đến 3 oC so với quy trình hiện hành), ẩm độ 50 % đến 75 %.

Từ khóa:  nhiệt độ, ẩm độ, THI, khối lượng gà, tỷ lệ nuôi sống

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3955
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh (2012). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi lên sức khỏe gà ROSS 308, Tạp chí khoa học Trường ĐH Cần Thơ, số 22, 2012, Trg 83-95.
  2. Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà Cobb (2008), www. Cobb. Vantress.com.
  3. Dương Thanh Liêm (2003), Chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1992), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  5. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Phạm Ngọc Du, Nguyễn Nhật Xuân Dung, Đỗ Võ Anh Khoa (2011). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi kín thông gió lên năng suất sinh trưởng của gà thịt ROSS 308, Tạp chí khoa học kỹ thuật,Trường đại học Cần Thơ, số 172, 2011, Trang 57-64.
  6. Võ Bá Thọ (1996), Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  7. Altekruse, S.F., Elvinger, F., Debroy, C., Pierson, F.W., Eifert, J.D., Sriranganathan, N. (2002), Pathogenic and fecal Escherichia coli strains from turkeys in a commercial oper- action, Avian Dis 46: 562–569.
  8. Blanco, E.B., Blanco, M., Azucena, M., Blanco, J. (1997), Production of toxins (enterotoxins, verotoxins and necro- toxins) and colicins by Escherichia coli strains isolated from septicemic and healthy chickens: relationship with in-vivo pathogenicity, J Clin Microbiol 35: 2953–2957.
  9. Leenstra, F., and A. Cahaner, (1991). Genotype by environment interactions using fast-growing, lean or fat broiler chickens, originating from The Netherlands and Israel, raised at normal or low temperature, Poultry Sci, 70:2028–2039.
  10. Loosh, J.K. and Blake H.E. (1999), The Tropical Environment and Animal Poduction in Animal Production in the Tropics (eds), Education Books Nig. Plc., pp: 1-10.
  11. Marai IFM., Ăyyat MS., Abd EI-Monem UM. (2001), Growth performance and reproductive traits at first parity of New Zealand White female rabbits as affected by heat stress and its alleviation, under Egyptian conditions, Tropical Animal Health Production, 33:457-482.
  12. Oxbey O., Oxcelik M. (2004), The effect of high enviromental temperatural on growth performance of Japanese quails with different body weights, Int J Poul Sci 3: 468-470.
  13. Xin H., Berry I. L., Tabler G. T., and Costello T. A. (2001), Heat and moisture production of poultry and their housing systems, Broilers, Trans. ASAE 44(6):1851-1857.