NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LẠC THỦY NUÔI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Tóm tắt

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai. Hai thí nghiệm hoàn toàn giống nhau, mỗi thí nghiệm chia hai nghiệm thức (1) thức ăn tự trộn (TATT) và (2) thức ăn hỗn hợp công nghiệp (TACN). Tổng số con 156 gà chia đều vào 4 lô. Kết quả cho thấy điều kiện nhiệt, ẩm là khá ổn định, tốt cho sự sinh trưởng của gà. Gà có tỷ lệ sống cao (97 – 98 %), sinh trưởng chậm, thời gian sinh trưởng dài. Khối lượng đạt được lúc 16 tuần tuổi tuổi 1,5 - 1,6 kg/con, chi phí thức ăn cao (3,7- 4,0 kg). Gà ăn TATT cho khối lượng nhỏ hơn, nhưng chi phí thức ăn thấp hơn gà ăn TACN. Năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm không có sự sai khác giữa 2 nghiệm thức. Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi gà dao động, tương ứng là: 68 - 76 %; 15,5 - 21,5 % và 18,0 - 23,0 %. Tỷ lệ mất nước tổng số  20,0 - 24,4%;  giá trị pH của thịt cơ ngực sau giết mổ 15 phút: 6,1- 6,3 và sau 24 giờ bảo quản là 5,8 - 6,1; độ dai của thịt: 1,94 - 2,22 kg/cm2 ;  màusắc thịt: 53,75 - 55,30  đơn vị. Khuyến cáo tiếp tục nghiên cứu gà Lạc Thủy nuôi theo hướng trứng - thịt.

Từ khóa: gà Lạc Thủy, năng suất thịt, phẩm chất thịt                

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.4011
PDF
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2007), Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008.
  2. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của gà CP (chi nhánh Xuân Mai, Hà Nội) nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội nghị khoa học CNTY toàn quốc Cần Thơ, ngày 28-29/04/2015, trang 188-194.
  3. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai (1/4 Lương Phượng x 3/4 Ri), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), 14-19.
  4. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), Sử dụng các công thức ăn hỗn hợp của Công ty Greenfeed (nhà máy Bình Định) sản xuất cho gà Ri lai 168 GF nuôi tại Quảng Trị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (16), kỳ 2, 88-94.
  5. Bùi Hữu Đoàn (chủ biên), Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  6. Nguyễn Minh Hoàn (2014), Báo cáo tổng kết đề tài, Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống gà ri ở Thừa Thiên Huế, Mã số: DHH-2012-02-16.
  7. Nguyễn Đức Hưng (2014), Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, Chuyên san Khoa học Nông Nghiệp, Sinh học và Y Dược, 91A (3), 75-82.
  8. Đặng Thị Hương, Đinh Thị Bích Lân, Lê Đức Thạo, Lê Công Thịnh (2016), Sức sản xuất thịt, trứng của gà Ai Cập nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Chuyên san Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 116 (4), 78-83.
  9. Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức, Nguyễn Bá Hiếu (2012), Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương Lông Cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát Triển, 10, 978-985.
  10. Nguyễn Thị Mùi, Dương Thanh Hải, Lê Đình Phùng, Nguyễn Đức Hưng (2016), Năng suất và chất lượng thân thịt gà GF 168 nuôi bằng thức ăn có các mức dinh dưỡng khác nhau, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (số tháng 12/2016), 112-116.
  11. Lê Thị Thúy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010), Khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 25, 8-13.
  12. Hồ Xuân Tùng, Phan Xuân Hảo (2010), Năng suất và chất lượng thịt của gà ri và con lai với gà Lương Phượng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 12, 13-19.
  13. Trần Thanh Vân, Đỗ Thị Kim Dung, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy- Hòa Bình, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn Quốc Chăn nuôi Thú y, Cần Thơ 28-29/4/2015, 195-200.
  14. Suwattitanun W. and Wattanachant S. (2014), Effect of various temperature and storage time during process on physical quality and water-holding capacity of broiler breast meat, Khon Kaen University Research Journal, 19, 628-635.