ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ BOKASHI, CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Tóm tắt

Sử dụng phân hoá học có thể giúp nâng cao năng suất lạc, nhưng làm giảm hiệu quả cải tạo đất và dẫn đến sự xuất hiện các đối tượng kháng bệnh. Sử dụng các sản phẩm sinh học là giải pháp hữu hiệu hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trong vụ đông xuân 2013 – 2014 trên đất xám bạc màu tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm sinh học TrichodermaPseudomonas đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Thí nghiệm, gồm có 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.  Kết quả cho thấy các công thức sử dụng kết hợp phân hữu cơ Bokashi với chế phẩm sinh học TrichodermaPseudomonas đều có ảnh hưởng tích cực đến tổng thời gian sinh trưởng, chiều cao thân chính, số lá/thân chính, tổng số cành cấp 2/cây, số hoa hữu hiệu/cây, tỷ lệ hoa hữu hiệu, khối lượng và số lượng nốt sần, tình hình sâu bệnh hại, năng năng suất và hiệu quả kinh tế so với công thức sử dụng đơn lẻ phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas và đối chứng. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3C.4198
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. . Culbreath, A, K,, T, B, Brenneman, et al, (1992). Tank-mix applications of cyproconazole and chlorothalonil for control of foliar and soilborne diseases of peanut. Plant Disease 76 (12): pp.1241-1245,
  2. Lê Song Dự, NguyễnThế Côn(1979). Giáo trình cây lạc. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
  3. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013
  4. Prasad, K,, Aggarwal, A,, Yadav, K, and Tanwar, A, (2012). Impact of different levels of superphosphate using arbuscular mycorrhizal fungi and Pseudomonas fluorescens on Chrysanthemum indicum L. J, Soil Sci, Plant Nutr, 12: pp.451 - 462,
  5. Frey-Klett P, Garbaye J, and Tarkka M, (2007). The mycorrhiza helper bacteria revisited. New Phytol, 176: pp. 22-36,
  6. Schuster A, and Schmoll M, (2010). Biology and biotechnology of Trichoderma. Appl, Microbiol, Biotechnol, 87: pp.787-799,
  7. Trần Minh Quang (2014). Ảnh hưởng của phân hữu cơ Bokashi than đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa HT1 trong vụ đông xuân tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Đại học Huế, ISSN 1859-1388, Tập 91A, số 3, trang 192-202.
  8. Yadav A and Aggarwal A, (2015). The associative effect of arbuscular mycorrhizae with Trichoderma viride and Pseudomonas fluorescens in promoting growth, nutrient uptake and yield of Arachis hypogaea L. New York Science Journal 8:1.