Tóm tắt
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để theo dõi sinh trưởng của 32 con lợn lai 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai nói trên (16 cá thể/tổ hợp lai). Lợn được nuôi cá thể trong chuồng hở và được ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng. Khi kết thúc thí nghiệm, 6 cá thể lợn/1 tổ hợp lai với khối lượng 80–87 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi từ 60–160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày (p < 0,001); hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %; tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (p > 0,05). Kết quả trên cho thấy 2 tổ hợp lợn lai nghiên cứu có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sản xuất thịt cao. Cần khuyến cáo để đưa vào sản xuất.
Từ khóa: sinh trưởng, sức sản xuất thịt, Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)], Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)]
Tài liệu tham khảo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư ban hành danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, số 18/2014/TT–BNNPTNT.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Tiêu chuẩn Việt Nam–TCVN 1547:2007 thức ăn chăn nuôi – thức ăn hỗn hợp cho lợn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo, TCVN 3899–84, trong tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi –Thú y. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin và Phát triển Nông thôn, 97–100.
- Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số tính trạng về sinh trưởng, cho thịt của lợn lai F1(L × Y), F1(Y× L), D(L × Y) và D(Y × L) ở miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
- Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2013), Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) với đực giống (Pietrain × Duroc) có thành phần Pietrain kháng stress khác nhau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 11, 200–208.
- Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thuý (2009), Đánh giá năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace × Yorkshire) với lợn đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu), Tạp chí khoa học và Phát triển, 7 (3), 269–275.
- Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lợn lai ngoại × ngoại ở miền Trung, Tạp chí NN&PTNT, số 60, kỳ 2, , 29–30 và 36.
- Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Hoàng Ngọc Bình (2011), Khả năng sinh sản cuả lợn nái lai Pietrain × Yorkshire × Móng Cái và sức sản xuất thịt của con lai Duroc × [Pietrain × (Yorkshire × Móng Cái)], Tạp chí NN&PTNT, số 161–162, 104–110.
- Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Đinh Thị Bích Lân và Lê Đình Phùng (2015), Sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của một số tổ hợp lai 1/4 giống VCN–MS15 (Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp, Tạp chí NN&PTNT, số 20, 65–73.
- Phạm Duy Phẩm, Lê Thanh Hải, Trịnh Quang Tuyên, Đàm Tuấn Tú, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Long Gia, Đào Thị Bình An, Lý Thị Thanh Hiên và Hoàng Đức Long (2015), Khả năng sản xuất của giống lợn VCN–MS15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chăn nuôi. Báo cáo khoa học năm 2013–2015, Phần di truyền – giống vật nuôi, 46–52.
- Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải và Đinh Hữu Hùng (2009), Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần Landrace (L), Yorkshire (Y), nái lai F1(LY/YL), nái VCN22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm 2, 3 và 4 giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Chăn nuôi, 16, 21–26.
- Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009), Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Đực Yorkshire × Cái Landrace) và năng suất của lợn thịt 3 máu (Đực Duroc × Cái Landrace) × (Đực Yorkshire × Cái Landrace). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 55, 53–60.
- Lê Đình Phùng, Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Ngô Mậu Dũng, Nguyễn Văn Danh, Phạm Thị Thuy Thủy, Nguyễn Ngọc Hảo, Phạm Khánh Từ, Lê Thị Lan Phương (2015), Đánh Giá sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt của con lai PIC399 × F1(Landrace × Yorkshire) và PIC280 × F1(Landrace × Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, (5), 95–102.
- Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010), Năng suất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1(Landrace × Yorkshire), F1(Yorkshire × Landrace) phối với lợn đực Duroc và L19, KHKT chăn nuôi, số: 11, 2–7.
- Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc và (Pietrain × Duroc), Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I, IV (6), 48–55.
- Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain × Duroc), Tạp chí khoa học và Phát triển, 8 (1), 98–105.
- Lê Đức Thạo, Phùng Thăng Long, Đinh Thị Bích Lân, Lê Đình Phùng, Nguyễn Văn An (2015), Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lai F1(Pietrain × Meishan) và F1(Duroc × Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 100 (1), 165–173.
- Lê Đức Thạo, Phùng Thăng Long, Đinh Thị Bích Lân, Lê Đình Phùng, Đặc điểm sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái VCN–MS15 (Meishan) và 1/2 giống VCN–MS15 nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại Học Huế, 2016, 119 (5), 193–202.
- Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(LY) với đực Duroc, Landrace nuôi ở Bắc Giang, Tạp chí Khoa Học và Phát Triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 8(1), 106–113.
- Cesar AS, Silveira AC, Freitas PF, Guimaraes EC, et al. (2010), Influence of Chinese breeds on pork quality of commercial pig lines. Genet. Mol. Res. 9, 727–733.
- Jiang Y.Z., L. Zhu, G.Q. Tang, M.Z. Li, A.A. Jiang, W.M. Cen, S.H. Xing, J.N. Chen, A.X. Wen, T. He, Q. Wang, G.X. Zhu, M. Xie and X.W. Li (2012), Carcass and meat quality traits of four commercial pig crossbreeds in China. Genet. Mol. Res. 11(4), 47–55.
- Kuhler, D. L. (1998), Comparison of specific crosses from Yorkshire-Landrace, Chester White-Landrace and Chester White-Yorkshire sows. J. Anim. Sci. 66, 1132–1138.
- National Pork Producers Council (2000), Pork composition and quality assessment procedures. Edited by Eric Berg; published by National Pork Producers Council, Des Moines, Iowa 515: 223–2600.