Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng sắt (Fe) bón đến sự sinh trưởng của cây lúa và một số tính chất hóa học của đất. Hàm lượng sắt nguyên chất dao động từ 50 ppm đến 250 ppm được bón cho cây lúa trên đất cát nội đồng trong điều kiện nhà kính trong thời gian 3 tháng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu CRD (Completely randomized design) 5 lần nhắc lại ở 5 công thức bón bổ sung hàm lượng sắt khác nhau (50, 100, 150, 200, 250 ppm). Quá trình sinh trưởng của cây được theo dõi qua 2 giai đoạn là giai đoạn 3 lá và giai đoạn đẻ nhánh. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở giai đoạn 3 lá, hàm lượng Fe bón khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây, đạt cực đại ở liều lượng 200 ppm sau đó giảm dần. Tuy nhiên ở giai đoạn làm đẻ nhánh, với hàm lượng bón trong khoảng 50-250 ppm Fe2+ chưa ảnh hưởng đến sự gia tăng chiều cao của cây. Các hàm lượng Fe bón khác nhau có mối tương quan chặt đến một số tính chất hóa học của đất, đặc biệt là độ chua của đất và hàm lượng Mn2+ trong đất.
Tài liệu tham khảo
- Achim Dobermann và Thomas Fairhurst (2000), Rice: Nutrient Disorders & Nutrient Management. Potash & Phosphate Institute of Canada, 2000.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa, (QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT).
- Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
- Gotoh S. and Patrick W. H. Jr. (1974), Transformation of Iron in a Waterlogged Soil as Influenced by Redox Potential and pH, Soil sci. Soc. Amer. Proc., 38, 1974.
- Gyana R. Rout and Sunita Sahoo (2015), Role of iron in plant growth and metabolism, Reviews in Agricultural Science, 3,1–24. doi: 10.7831/ras.3.1.
- Nguyễn Minh Hiếu, Lê Đình Phùng, Phạm Tiến Dũng (2013), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm trong nông học, Nxb. Đại học Huế.
- Hoàng Thị Thái Hòa, Phạm Khánh Từ, Phạm Quang Hà, Chiang N. Cl., Dufey J. E. (2007), Nghiên cứu một số đặc tính lý, hoá học đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đất, 27, 42–46.
- Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Trung Hải, Trần Thị Ánh Tuyết (2019), Đất cát biển miền trung Việt Nam, Nxb. Đại học Huế, ISBN: 978-604-974-132-6.
- Nguyễn Trung Hải, Lê Thanh Bồn (2017), Mối quan hệ giữa sắt và lân ở một số hệ thống cây trồng chính trên đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 94–99.
- Hội khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Thúc Huyên (2007), Các quá trình di chuyển vật chất trong đất và những hệ quả phát sinh trong đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đất, 27, 5–16.
- Moshe and Yona Chen (2005), Increasing Iron availability to crops: fertilizers, organo-fertilizers, and biological approaches, Soil Science and Plant Nutrient, 51,1–17, doi: 10.1111/j.1747-0765.2005.tb00001.x.
- Raul E. Martinez, Olivier Pourret, Michel-Pierre Faucon, Charlotte Dian (2018), Effect of rare earth elements on rice plant growth, Chemical Geology, doi:10.1016/j.chemgeo.2018.05.012.
- Sophie De Dorlodot, Stanley Lutts & Pierre Bertin (2005), Effects of Ferrous Iron Toxicity on the Growth and Mineral Composition of an Interspecific Rice, Journal of Plant Nutrition, 28(1), 1–20, DOI: 10.1081/PLN-200042144.
- Sun A. Kim, Mary Lou Guerinot (2007), Mining iron: Iron uptake and transport in plants, FEBS Letters, 581, 2273–2280. doi:10.1016/j.febslet.2007.04.043.
- Swarnali Dey, Rita Kundu, Geetha Gopal, Amitava Mukherjee, Anish Nag, Subhabrata Paul (2019), Enhancement of nitrogen assimilation and photosynthetic efficiency by novel iron pulsing technique in Oryza sativa L. var Pankaj, Plant Physiology and Biochemistry, 144, 207–221, doi: 10.1016/j.plaphy.2019.09.037.
- Nguyễn Văn Toàn (2004), Đặc điểm đất cát vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và thực trạng sử dụng, Tạp chí Khoa học Đất, 20, 25–29.